Côn Đảo: Tiềm năng nguồn nước mới

 Kỹ sư Vũ Văn Nguyễn, Trung tâm Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nuớc (QH&ĐTTNN) – Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, đề xuất các giải pháp phát triển, khai thác, sử dụng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho huyện đảo Côn Đảo” cho biết, Qua nghiên cứu, đã có những dấu hiệu cho thấy phát hiện nguồn nước ngọt ở Côn Đảo, từ các khe đá, mở ra triển vọng khai thác nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đảo lịch sử nhiều tiềm năng du lịch.

 

Nhóm các nhà nghiên cứu thộc Trung tâm QH&ĐTTNN đã áp dụng các phương pháp điều tra truyền thống cũng như hiện đại trong điều tra địa chất thủy văn: khảo sát, điều tra thực địa về nước mặt, nước dưới đất, đo địa vật lý điện, khoan thăm dò, làm thí nghiệm thấm xác định các thông số địa chất thủy văn; Nghiên cứu đánh giá tính thấm của đới thông khí, điều tra các lưu vực suối, các hồ chứa nước ngọt, chất lượng nước mặt, nước dưới đất. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển, khai thác, sử dụng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho huyện Côn Đảo.

     Công tác khảo sát điều tra thực địa TNN nhằm xác định ranh giới trên mặt của các tầng chứa nước, thành phần thạch học của đất đá chứa nước, cách nước; chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm TNN, làm sáng tỏ hiện trạng khai thác và bước đầu đánh giá được tiềm năng khai thác TNN huyện Côn Đảo.

Đề tài đã tiến hành khoan thăm dò 4 lỗ khoan nghiên cứu ĐCTV trong các thành tạo địa chất Mz (đá gốc) với tổng số 260 m khoan: Tại khu Bến Đầm, lỗ khoan LK1 thăm dò gặp các thành tạo phun trào hệ tầng Nha Trang ở độ sâu 7,5m, đoạn phát triển nứt nẻ mạnh có khả năng chứa nước ở độ sâu từ 8,5m đến 16m và từ 44m đến 52m. Kết quả hút nước thí nghiệm tại lỗ khoan này cho lưu lượng 52m3/ngày.

Tại khu thung lũng Côn Sơn, lỗ khoan LK2 thăm dò gặp các thành tạo đới dập vỡ của các đá xâm nhập phức hệ Định Quán ở độ sâu 23,5m, đoạn phát triển nứt nẻ mạnh có khả năng chứa nước ở độ sâu từ 38m đến 43m; khi hút nước thí nghiệm đạt lưu lượng đạt 123m3/ngày.

 vv134

Tại khu thung lũng Cỏ Ống, lỗ khoan LK3 thăm dò gặp các thành tạo phun trào hệ tầng Nha Trang ở độ sâu 32,5m, đoạn phát triển nứt nẻ mạnh có khả năng chứa nước ở độ sâu từ 32,5m đến 41,0m và từ 49,0m đến 64,0m, hút nước thí nghiệm tại lỗ khoan đạt 104m3/ngày.

Riêng tại hòn Bảy Cạnh lỗ khoan LK4 thăm dò gặp các đá xâm nhập nông phức hệ Đèo Cả ở độ sâu 12m đoạn phát triển nứt nẻ mạnh có khả năng chứa nước ở độ sâu từ 36 m đến 50m, khi bơm thổi rửa tại lỗ khoan cho thấy nước giếng đã bị mặn, độ tổng khoáng hóa M=2,4 g/l.

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, đề xuất các giải pháp phát triển, khai thác, sử dụng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho huyện Côn Đảo” đã kết thúc và cho kết quả khả quan: Lần đầu tiên phát hiện ra nước ngọt trong các đới nứt nẻ của đá gốc tại huyện Côn Đảo. Chỉ ra triển vọng điều tra đánh giá, khai thác sử dụng nước trong các đới nứt nẻ của đá gốc. Đã làm sáng tỏ hiện trạng TNN, khả năng chứa nước, trữ lượng nước và cung cấp nước cho phát triển KT-XH trên địa bàn; đề xuất các giải pháp phát triển, khai thác, sử dụng và quản lý tổng hợp TNN phục vụ huyện đảo Côn Đảo.

Đưa nguồn nước phục vụ đảo xa

Đề tài đã đạt kết qủa đáng khích lệ, nhưng theo Trung tâm QH& ĐT TNN, vẫn còn những vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết triệt để. Đó là: mối quan hệ thủy lực giữa nước mặt (trong các hồ Quang Trung và An Hải) với nước dưới đất; xác định chính xác ranh giới mặn nhạt và dự báo khả năng nhiễm mặn trong quá trình khai thác nước dưới đất.

Trung tâm QH & ĐT TNN mong muốn được tiếp tục nghiên cứu sâu, điều tra đánh giá trong các đới nứt nẻ của đá gốc, giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên để có kết luận chính xác trữ lượng khai thác NDĐ. Truớc mắt, để kết quả nghiên cứu của Đề tài thực sự có hiệu quả, phục vụ thiết thực công cuộc phát triển KT- XH cho huyện đảo Côn Đảo, Bộ TN & MT, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở TN & MT tỉnh cần quan tâm xem xét thực tế để lắp đặt máy bơm chìm tại các lỗ khoan, khai thác nước thiết thực phục vụ nhân dân nơi đảo xa của Tổ quốc.

 

 

(Theo Monre.gov.vn)