Vận hành hồ Núi Cốc theo đúng quy trình để bảo vệ nguồn nước

vv131Vận hành hồ Núi Cốc theo đúng quy trình cụ thể sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước phục vụ phát triển – xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Đây là mong muốn của các ngành, các cấp chính quyền trên địa bàn.

Bất cập trong vận hành khai thác hồ

Hồ Núi Cốc là một phần thượng lưu của lưu vực Sông Công, nằm trên địa bàn các huyện Đại Từ, Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên, hồ dược xây dựng cách trung tâm TP Thái Nguyên 15km về phía tây. Phía bờ tả thuộc địa bàn các xã Tân Thái (huyện Đại Từ), Phúc Xuân, Phúc Trìu ( TP Thái Nguyên), phía bờ hữu thuộc các xã Bình Thuận, Vạn Thọ, Lục Ba ( huyện Đại Từ) và xã Phúc Tân (huyện Phổ Yên). Hồ Núi Cốc hiện đang tiếp nhận nguồn nước chủ yếu từ sông Công và một số dòng suối khác của huyện Đại Từ như: suối Mỹ Yên (xã Bình Thuận), suối Chấm (xã Lục Ba), suối Kẻn (xã Vạn Thọ). Song chất lượng nguồn nước sông, suối tại các cửa xả đổ vào hồ đều bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ, coliform và dinh dưỡng.

Công ty Khai thác Thuỷ lợi Thái Nguyên cho biết, nguồn nước hồ Núi Cốc đang được khai thác sử dụng tổng hợp như cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái, phát điện và phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khác. Nhiệm vụ chính của hồ Núi Cốc vẫn là cấp nước chủ động để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đo đó để đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ đó thì việc vận hành điều tiết hồ phải tuân thủ nghiêm túc và thực hiện đúng theo đúng quy trình điều tiết đã được Bộ NN&PTNT duyệt.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý vận hành khai thác đã nảy sinh một số vấn đề bất cập cần phải giải quyết. Đó là, việc đô thị hóa đã dẫn đến các hình thức lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình, lấn chiếm lòng hồ trái phép trong thường xuyên xảy ra và ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng tiêu cực đến quy trình vận hành tích nước của hồ và gây khó khăn trong công tác quản lý và có nguy cơ gây mất an toàn cho công trình. Bên cạnh đó là sự vận hành điều tiết hồ còn chưa thực hiện đúng theo quy trình đã được bộ NN&PTNT phê duyệt. Điều đáng quan ngại là nguồn nước thải từ các khu du lịch không qua xử lý được xả thẳng xuống hồ ngày càng tăng đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Đó là chưa kể, vấn đề vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt là trong khu vực lòng hồ các vụ vi phạm san ủi đát trái phép của một số đơn vị, các nhân đã làm thu hẹp đang kể diện tích mặt nước hồ. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với đơn vị quản lý trong việc giải quyết vi phạm còn hạn chế, do một số vụ vi phạm khi bị phát hiện cũng chỉ dừng lại ở mức độ lập biên bản xử lý hành mà chưa có biện pháp kiên quyết để giải quyết triệt để.

 

 vv132


Vận hành hồ đảm bảo theo đúng quy trình đã phê duyệt

Theo Công ty Khai thác Thuỷ lợi Thái Nguyên, để tháo gỡ được những khó khăn trong công tác quản lý, các cấp chính quyền cần phải có các giải pháp như tuyên truyền sâu rộng, vận động nhân dân sinh sống quanh khu vực lòng hồ có ý thức giữ gìn môi trường sinh thái, quản lý bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, không sâm lấn vi phạm hành lang công trình trái phép. Khi phát hiện các vụ vi phạm hành lang công trình cần phải có các biện pháp và chế tài xử phạt mạnh mang tích chất răn đe để từ đó làm giảm thiếu các vụ vi phạm xâm lấn trái phép hành lang công trình.

Đặc biệt, việc vận hành điều tiết và tích nước trong hồ phải đảm bảo đúng theo quy trình đã được Bộ NN&PTTN phê duyệt. Bởi lẽ, hồ Núi Cốc có nhiệm vụ chính là cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cắt lũ, phòng chống úng lụt, giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du sông Công. Các mục đích sản cuất kinh doanh khác như hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản… chỉ là kết hợp hoặc tận dụng.

Thời gian gần đây, do nhu cầu dùng nước trong sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, các nhu cầu dùng nước khác tăng cao trong khi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thời tiết có nhiều diễn biến bất thường. Chính vì thế, dẫn đến tổng lượng mưa hàng năm giảm dần, mưa lũ xảy ra dồn dập với cường độ ngày càng mạnh hơn, hạn hán thường xuyên xảy ra trên diện rộng, công trình ngày càng xuống cấp, diện tích rừng đầu nguồn ngày càng bị thu hẹp, nguồn sinh thủy ngày càng giảm, lượng nước đến hồ giảm nhiều so với những năm trước đây. Do đó, Công ty Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên đề nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu nâng cao mực nước dâng bình thường của hồ làm tăng dung tích hồ và diện tích mặt nước để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng nước tổng hợp nhằm phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của công trình.

 

Công trình hồ Núi Cốc được khởi công vào năm 1973 và được đưa vào khai thác năm 1978. Hồ có đập chính dài 480m cùng với 6 đập phụ khác. Diện tích mặt hồ rộng trên 2.500ha, dung tích chứa nước khoảng 175 triệu mét khối. Hồ thường xuyên cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho T.P Thái Nguyên với lưu lượng 7,2m3/giây; cấp nước sản xuất cho 12.000ha đất nông nghiệp của T.P Thái Nguyên và 2 huyện Phổ Yên, Phú Bình; phòng lũ cho hạ du Sông Công. Ngoài ra hồ còn tạo môi trường, khí hậu trong lành, mát mẻ để phát triển ngành Du lịch sinh thái…..

 


(Theo Monre.gov.vn)