Nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt đang ngày càng khan hiếm và là vấn đề có tính toàn cầu trước mắt và lâu dài. Ở tỉnh ta, lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô đang ngày càng gia tăng với mức độ khốc liệt cho thấy vấn đề bảo vệ tài nguyên nước cần được thực sự quan tâm hơn.
Thạc sỹ Lương Văn Ngự- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ( TN-MT) tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh về nguồn nước mặt có các hệ thống sông suối chính là Đa Nhim- Đa Dâng- Đồng Nai, Đạ Nga- La Ngà và K’rông Nô. Các hệ thống sông ngòi này đều chảy theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam với tổng lượng dòng chảy mặt phát sinh hàng năm khoảng 9,8 tỷ m3 nước- chiếm trên 50% tổng lượng mưa rơi trên địa bàn, nhưng do địa hình dốc và chia cắt nên lượng nước mặt trên các sông suối rất dồi dào vào mùa mưa và khô kiệt nặng vào mùa khô.
Lâm Đồng cũng là địa bàn có nguồn nước ngầm khá lớn với trữ lượng nước tĩnh khoảng 6,7 tỷ m3, trữ lượng nước động tự nhiên khoảng 1,7 triệu m3/ ngày nhưng phân bố sâu từ 70-100 m so với mặt đất nên khó khai thác sử dụng. Địa bàn Lâm Đồng hiện có tới 5 đơn vị chứa nước ngầm nhưng khu vực có nước ngầm phong phú và có thể khai thác quy mô công nghiệp cung cấp nước cho các khu sản xuất và khu dân cư tập trung chỉ chiếm 22% diện tích tự nhiên của tỉnh tập trung ở mạn Bắc quốc lộ 20 (từ Tân Rai tới Phú Hiệp và Nam quốc lộ 20 (từ Đại Lào tới Di Linh và Đức Trọng).
Kết quả khảo sát này cho thấy nguồn tài nguyên nước (cả nước mặt và nước ngầm) của Lâm Đồng không phải là “vô tận” như nhiều người lầm tưởng, nhiều nguồn nước đang bị khai thác lãng phí và đang hàng ngày bị nhiễm bẩn vì các hoạt động của con người.
Những năm gần đây, vào mùa khô hầu hết sông suối và hồ đập thuỷ lợi trên địa bàn đều đã cạn kiệt nguồn nước và mức độ cạn kiệt đều tăng hàng năm đã làm cho hàng chục ngàn cây trồng thiếu nước tưới đã ảnh hưởng rất nặng tới năng suất, nhiều khu vục dân cư thiếu nước sinh hoạt trầm trọng; ngược lại vào mùa mưa, lũ quét, lũ ống và ngập lụt đã xảy ra ở nhiều vùng… cho thấy nhận định này của Sở TN-MT là có cơ sở.
Cũng theo Sở TN-MT Lâm Đồng thì những vấn đề liên quan tới trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước ở Lâm Đồng hiện nay gồm: Tuy là địa phương có diện tích rừng lớn, nhưng diện tích và chất lượng rừng đang ngày càng giảm gây ảnh hưởng xấu tới khả năng giữ và điều tiết nước của rừng là tình trạng lấn chiếm đất rừng và khai thác tài nguyên rừng trái phép để sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản; chưa kể diện tích đất rừng đã và đang được chuyển đổi mục đích sử dụng cho thi công các khu công nghiệp, khu dân cư, đường giao thông, công trình thuỷ lợi, công trình thuỷ điện. Chỉ riêng việc xây dựng các công trình thuỷ điện Lâm Đồng đã mất 15.000 ha rừng. Tốc độ hoá đô thị ngày càng tăng không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường nói chung mà còn làm nhiễm bẩn nguồn nước. Việc hình thành và đưa vào hoạt động các khu công nghiệp và khu du lịch lớn như Khu du lịch hồ Tuyền Lâm ở Đà Lạt, Dự án Bôxit – Nhôm ở Bảo Lâm, Khu công nghiệp Lộc Sơn ở Bảo Lộc, Khu công nghiệp Phú Hội ở Đức Trọng và nhiều cơ sở chế biến nông- lâm sản đang sử dụng nước giếng khoan phục vụ sản xuất và chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt hiện nay, việc khai thác khoáng sản – nhất là khai thác vật liệu xây dựng- với phương thức thủ công và sử dụng hoá chất độc hại (trong khai thác vàng…) đang làm xói lở bờ sông suối, bồi lắng các hồ chứa nước, chất lượng nước còn bị suy giảm từ việc nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học trong canh tác nông nghiệp nhưng không tuân thủ đúng với khuyến cáo của các cơ quan quản lý về nông nghiệp và môi trường.
Để bảo vệ tài nguyên nước, điều tiết nguồn nước thì việc làm đầu tiên và lâu dài là phải bảo vệ và phát triển vốn rừng, hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cho các mục đích khác không thật sự cấp thiết; quy hoạch và xây dựng hệ thống hồ đập thuỷ lợi – thuỷ điện, các khu công nghiệp… đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt cùng với nâng cao ý thức bảo vệ và sử dụng nước của tất cả mọi thành phần kinh tế, thành phần dân cư trên địa bàn…
Lâm Đồng cũng là địa bàn có nguồn nước ngầm khá lớn với trữ lượng nước tĩnh khoảng 6,7 tỷ m3, trữ lượng nước động tự nhiên khoảng 1,7 triệu m3/ ngày nhưng phân bố sâu từ 70-100 m so với mặt đất nên khó khai thác sử dụng. Địa bàn Lâm Đồng hiện có tới 5 đơn vị chứa nước ngầm nhưng khu vực có nước ngầm phong phú và có thể khai thác quy mô công nghiệp cung cấp nước cho các khu sản xuất và khu dân cư tập trung chỉ chiếm 22% diện tích tự nhiên của tỉnh tập trung ở mạn Bắc quốc lộ 20 (từ Tân Rai tới Phú Hiệp và Nam quốc lộ 20 (từ Đại Lào tới Di Linh và Đức Trọng).
Kết quả khảo sát này cho thấy nguồn tài nguyên nước (cả nước mặt và nước ngầm) của Lâm Đồng không phải là “vô tận” như nhiều người lầm tưởng, nhiều nguồn nước đang bị khai thác lãng phí và đang hàng ngày bị nhiễm bẩn vì các hoạt động của con người.
Những năm gần đây, vào mùa khô hầu hết sông suối và hồ đập thuỷ lợi trên địa bàn đều đã cạn kiệt nguồn nước và mức độ cạn kiệt đều tăng hàng năm đã làm cho hàng chục ngàn cây trồng thiếu nước tưới đã ảnh hưởng rất nặng tới năng suất, nhiều khu vục dân cư thiếu nước sinh hoạt trầm trọng; ngược lại vào mùa mưa, lũ quét, lũ ống và ngập lụt đã xảy ra ở nhiều vùng… cho thấy nhận định này của Sở TN-MT là có cơ sở.
Cũng theo Sở TN-MT Lâm Đồng thì những vấn đề liên quan tới trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước ở Lâm Đồng hiện nay gồm: Tuy là địa phương có diện tích rừng lớn, nhưng diện tích và chất lượng rừng đang ngày càng giảm gây ảnh hưởng xấu tới khả năng giữ và điều tiết nước của rừng là tình trạng lấn chiếm đất rừng và khai thác tài nguyên rừng trái phép để sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản; chưa kể diện tích đất rừng đã và đang được chuyển đổi mục đích sử dụng cho thi công các khu công nghiệp, khu dân cư, đường giao thông, công trình thuỷ lợi, công trình thuỷ điện. Chỉ riêng việc xây dựng các công trình thuỷ điện Lâm Đồng đã mất 15.000 ha rừng. Tốc độ hoá đô thị ngày càng tăng không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường nói chung mà còn làm nhiễm bẩn nguồn nước. Việc hình thành và đưa vào hoạt động các khu công nghiệp và khu du lịch lớn như Khu du lịch hồ Tuyền Lâm ở Đà Lạt, Dự án Bôxit – Nhôm ở Bảo Lâm, Khu công nghiệp Lộc Sơn ở Bảo Lộc, Khu công nghiệp Phú Hội ở Đức Trọng và nhiều cơ sở chế biến nông- lâm sản đang sử dụng nước giếng khoan phục vụ sản xuất và chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt hiện nay, việc khai thác khoáng sản – nhất là khai thác vật liệu xây dựng- với phương thức thủ công và sử dụng hoá chất độc hại (trong khai thác vàng…) đang làm xói lở bờ sông suối, bồi lắng các hồ chứa nước, chất lượng nước còn bị suy giảm từ việc nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học trong canh tác nông nghiệp nhưng không tuân thủ đúng với khuyến cáo của các cơ quan quản lý về nông nghiệp và môi trường.
Để bảo vệ tài nguyên nước, điều tiết nguồn nước thì việc làm đầu tiên và lâu dài là phải bảo vệ và phát triển vốn rừng, hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cho các mục đích khác không thật sự cấp thiết; quy hoạch và xây dựng hệ thống hồ đập thuỷ lợi – thuỷ điện, các khu công nghiệp… đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt cùng với nâng cao ý thức bảo vệ và sử dụng nước của tất cả mọi thành phần kinh tế, thành phần dân cư trên địa bàn…
Chỉ riêng các thành phố và thị trấn trên địa bàn tỉnh mỗi ngày đã thải ra môi trường trên 800 ngàn tấn rác, phần lớn lượng rác thải này chưa qua xử lý và theo nước mưa tuôn xuống sông suối, ngấm vào lòng đất làm nhiễm bẩn nguồn nước – Sở TN-MT cho biết. |
(Theo Đức Hưng – baolamdong.vn)