NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ

tt465– Một nửa nhân loại hiện đang sống tại các thành phố và cứ mỗi giây dân số thành thị sẽ tăng thêm 2 người. Đến năm 2030, dân số thành thị ở Châu Phi và Châu Á sẽ tăng gấp đôi so với năm 2000  
THÁCH THỨC ĐẶT RA?

– Có khoảng 141 triệu người dân sống ở thành phố không thể tiếp cận được với nguồn nước uống an toàn.

– Trong 4 người dân thành thị thì có 1 người (tương đương với 794 triệu người) không được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh.

– Tình trạng này dẫn đến bệnh liên quan đến nước như tiêu chảy, sốt rét, tả tại các các thành phố, khu vực thành thị.

– Tốc độ tăng trưởng Dân số thành thị quá nhanh trong những thập kỷ qua cũng làm chậm quá trình đạt mục tiêu tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường.

TÌNH TRẠNG NÀY NGHIÊM TRỌNG NHẤT Ở ĐÂU?

– Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất tại các nước đang phát triển, nơi mà cứ mỗi tháng lại có thêm 5 triệu người dân đến và sinh sống tại các thành phố.

– Tình trạng này trở nên đặc biệt nghiêm trọng tại các khu ổ chuột, nơi sinh sống của 828 triệu người dân. Họ không những không thể tiếp cận được với nguồn nước uống và điều kiện vệ sinh an toàn  mà cả nơi cư trú vốn  cũ nát, thiếu kiên cố cũng bị đe dọa bởi các thiên tai liên quan đến nước và môi trường như  như lũ lụt hay sạt lở đất.

ĐỐI TƯỢNG NÀO BỊ TÁC ĐỘNG LỚN NHẤT?

– Những người dân nghèo thành thị chính là những đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Họ thường không được sử dụng nước từ các hệ thống cấp nước tập trung và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước cung cấp bởi các nhà buôn tiểu thương với giá đắt đỏ.

VD: ở Accra, Ghana, trong cùng một thành phố, với mỗi m3 nước, người dân nghèo thành thị phải trả mức giá đắt gấp 12 lần so với những hộ giàu sinh sống tại các khu vực lân cận.

– Thực trạng vệ sinh môi trường của nhiều người dân nghèo thành thị: các hộ nghèo tại đô thị không thể hoặc rất hạn chế để có thể  tiếp cận với  nhà vệ sinh (công cộng hoặc cá nhân). Các túi rác hay các cống mở, bãi rác đằng sau nhà trở thành sự lựa chọn hàng ngày để giải quyết các nhu cầu cho những cư dân tự phát.

KHI NÀO THAY ĐỔI?

– Mục tiêu phát tiển thiên niên kỷ, xây dựng năm 2000, đã nhấn mạnh rằng:

+ Đến năm 2020 phải đạt được sự cải thiện đáng kể đối với cuộc sống của ít nhất 100 người dân sinh sống tại các khu ổ chuột.

+ Đến năm 2015 phải giảm một nửa tỷ lệ dân số không thể tiếp cận với nguồn nước uống sạch và điều kiện vệ sinh cơ bản.

– Với tiến trình như hiện nay, mục tiêu về nước sạch sinh hoạt sẽ đạt được trong năm 2015

– Tuy nhiên, nếu giữ nguyên tốc độ này thì thế giới sẽ không thể đạt được các mục tiêu về điều kiện vệ sinh cơ bản. Các khu vực thành thị mặc dù luôn được ưu tiên đầu tư hơn so với khu vực nông thông nhưng đang phải vật lộn để  theo kịp với tốc độ tăng dân số.

– Bên cạnh đó, tốc độ xóa bỏ khu ổ chuột cũng không thể theo kịp tốc độ tăng trưởng của dân số đô thị. Mặc dù tỷ lệ cư dân đô thị sống tại các khu ổ chuột tại các nước đang phát triển đã giảm từ 39% năm 2000 xuống còn 33% năm 2010, nhưng số lượng tăng lên nhanh chóng, cứ một năm các nước này lại có thêm 6 triệu người đến và sinh sống tại khu vực nghèo khổ nhất thế giới.

(Theo DWRM)