Đối với nước Nga, Volga- con sông lớn nhất ở châu Âu – cũng quan trọng không kém so với sông Rhine đối với Đức hoặc Mississippi đối với Hoa Kỳ. Trong lưu vực sông Volga có khoảng 40% dân số sinh sống. Volga là một phần của hành lang giao thông chính xuyên châu Âu. Ngoài ra, Volga là nơi tập trung gần một nửa sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của Nga. Trong khi đó, ngày nay, Volga, cũng như các con sông lớn khác trên thế giới đang phải đối đầu với vấn đề môi trường nghiêm trọng. Triển vọng về phát triển trữ lượng nước của sông Volga là chủ đề thảo luận thường xuyên của giới chuyên gia và công chúng nói chung. Đó cũng là chủ đề thảo luận của phiên họp tại Astrakhan do tổng thống Nga Dmitry Medvedev chủ trì.
Một số người bảo vệ sông Volga đề xuất ý tưởng cấp tiến loại bỏ các con đập, phá bỏ tất cả các hồ chứa của lưu vực, để sông Volga trở lại trạng thái thế kỷ 19. Chủ tịch Tiểu ban tài nguyên nước của Duma Quốc gia Alexander Ishchenko nhận xét:
“Tôi cho rằng ý kiến này có vẻ vô lý. Và không phải chỉ vì hệ sinh thái của khu vực Volga trong những thập kỷ của hệ thống nước nhân tạo đã thích nghi với điều kiện mới, mà xét cả từ quan điểm thuỷ điện. Con số đó hàng năm là 40.000.000 kWh. Nếu muốn thay thế, cần sử dụng nguồn nhiệt điện và điện hạt nhân. Để làm điều này, phải đốt cháy hàng triệu tấn nhiên liệu. Theo hậu quả đó, tình trạng sinh thái sẽ không thể được cải thiện hơn. Nếu phá hủy dòng lưu thông Volga-Kama, tất nhiên, sẽ ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đường thủy bền vững giữa 37 khu vực trong nước. Và như vậy, 60 triệu tấn hàng hóa vận chuyển trên sông Volga phải được chuyên chở bằng xe tải và xe lửa. Điều này cũng rất ảnh hưởng đến tình trạng môi trường của chúng ta.”
Vậy thì chúng ta phải làm gì? Vấn đề môi trường sông Volga và các con sông khác ở Nga chỉ có thể được giải quyết bằng cách thực hiện chương trình quốc gia có tên là “Nước sạch”. Ông Alexander Ishchenko nói tiếp:
“Tất nhiên, để thực hiện điều đó thì cần phải hiện đại hóa việc xử lý nước một cách đồng bộ: từ đường ống cho đến xử lý nước trong các dịch vụ nhà ở, nhà máy xí nghiệp… Đổi lại, các giải pháp của vấn đề này sẽ đảm bảo độ tinh khiết của nguồn nước tất cả các con sông của chúng ta và đặc biệt là trên sông Volga.”
Chiến lược nước của nước Nga cho đến năm 2020 sẽ tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước đến 2,5 lần. 60 phần trăm đầu tư trong chương trình sẽ được phân bổ từ ngân sách. Trong những năm tới dự kiến trong tăng mức lệ phí nước thải đối với các xí nghiệp gây ô nhiễm quá mức tối đa cho phépnleen 6 lần. Sự gia tăng mạnh tiền phạt sẽ khiến cho việc sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu trở nên không kinh tế. Vấn đề về tháo dỡ các thiết bị máy móc thủy điện cũ cũng không loại bỏ khỏi chương trình nghị sự. Người ta cho rằng hiện đại hóa hệ thống quản lý và bảo vệ “sức khỏe” tài nguyên nước sẽ khiến cho sông Volga và các con sông khác của nước Nga hồi sinh.
N.H (Theo vietnamese.ruvr.ru)