Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học “Giải pháp xanh cho nguồn nước” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, Ông Nguyễn Mạnh Tùng, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã trình bày Vai trò của thủy điện trong hồ thủy điện Việt Nam; Thuận lợi, khó khăn khi Vận hành và khai thác các hồ chứa thủy điện
Theo ông Nguyễn Mạnh Tùng, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, Tập đoàn điện lực Việt Nam, tại Việt Nam thủy điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong an ninh năng lượng quốc gia, cùng với đó là những thách thức trong quản lý, khai thác và sử dụng thủy điện, điều tiết hồ chứa và sử dụng nguồn nước hiệu quả.
Cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam thì thủy điện đạt công suất 19.468 (MW) chiếm 41.64% cơ cấu nguồn điện; trong đó sản lượng điện (2017) của thủy điện là 86.33 (tỷ kWh) chiếm 43.39% sản lượng điện Việt Nam.
Ưu điểm của nguồn năng lượng thủy điện
- Là nguồn năng lượng thân thiện mội trường, giá thành sản xuất hợp lý
- Đa mục tiêu: chống lũ, phát điện, tưới tiêu, cấp nước hạ du, môi trường (dòng chảy sinh thái, điều hòa khí hậu), giao thông thủy, du lịch…
- Điều tiết nguồn năng lượng sơ cấp theo khả năng hồ chứa, thực tế nước về, theo thời điểm vận hành và nhu cầu.
- Đặc tính vận hành linh hoạt (ngừng và khởi động thường xuyên, tốc độ tăng giảm tải nhanh, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống điện: chạy bù, điều tần, khởi động đen…)
- Suất sự cố thấp, vận hành an toàn, tin cậy.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng cho biết trong công tác điều tiết hồ chứa trong giai đoạn hiện nay, Từ năm 2014, Thủ tướng Chính Phủ đã lần lượt ban hành 11 QTVHLH cho 11 lưu vực sông lớn, bao quát các lưu vực trên cả nước như lưu vực sông Hồng, Sê San, Đồng Nai…, trong đó:
- Qui định nguyên tắc vận hành các hồ chứa, tác động đến 61 hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn trên các lưu vực sông (miền Bắc có 3 lưu vực; miền Trung và Tây Nguyên có 7 lưu vực và miền Nam có 1 lưu vực) với tổng công suất 13.310 MW, chiếm xấp xỉ 68% công suất đặt của thủy điện, % công suất đặt toàn hệ thống,
- Các hồ chứa này có tổng dung tích hữu ích là 33.3 tỷ m3 hữu ích, chiếm xấp xỉ 98.3% dung tích hữu ích các hồ thủy điện trên cả nước.
Đảm bảo Nguyên tắc vận hành hồ chứa
- Trong mùa lũ: Đảm bảo an toàn công trình; Đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du; Đảm bảo hiệu quả phát điện
- Trong mùa cạn: Đảm bảo an toàn công trình; Đảm bảo dòng chảy tối thiểu và nhu cầu nước hạ du/ Tuân thủ mực nước giới hạn; Đảm bảo hiệu quả phát điện
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Tùng cũng đã nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong việc điều tiết hồ chưa và sử dụng hiệu quả nguồn nước
– Thuận lợi: Hệ thống các qui trình, qui định về vận hành và khai thác các hồ chứa rõ ràng, minh bạch; Sự hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời của cấp có thẩm quyền; Được sự đồng thuận và ủng hộ của chính quyền và nhân dân các địa phương có liên quan đến thủy điện.
– Khó khăn:
+ Trong thời kỳ mùa lũ: Việc luôn duy trì mức nước hồ thấp (mức nước trước lũ) làm suy giảm công suất vận hành của nhà máy cũng như HTĐ, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện; Việc phải huy động tối đa tất cả các nhà máy có hồ chứa đang làm nhiệm vụ giảm lũ có thể không thực hiện được do tỉ lệ thủy điện trên hệ thống tương đối cao; Quy định về khoảng thời gian được phép tích nước chỉ 1 tháng là quá ngắn, và sẽ rất rủi ro trong những năm diễn biến thủy văn bất thường; Quy định nước cấp hạ du có những điểm chưa phù hợp với hệ thống điện
+ Trong thời kỳ mùa cạn: Việc quy định vận hành theo thời đoạn 10 ngày; Việc áp dụng cứng mức nước theo từng thời đoạn.
Vì vậy, công tác điều tiết hồ chứa và sử dụng nguồn nước hiệu quả tại Việt Nam rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.