Hạn hán gây thiếu điện nghiêm trọng ở Trung Quốc

Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng nhất kể từ năm 2004 đến nay do các đợt hạn hán kéo dài và giá nhiêu liệu tăng cao.

Các nhà máy của Trung Quốc đang phải đối mặt với các chính sách hạn chế sử dụng điện, trong bối cảnh giá than đá tăng cao và đợt hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà máy thủy điện, tạo nên nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng khi mà mùa Hè đang đến gần.

Tình hình càng trở nên khó khăn đối với Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, do giá nhiên liệu trên toàn cầu đang ngày một leo thang, cũng như tỷ lệ lạm phát không ngừng gia tăng của nước này.

Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng nhất kể từ năm 2004 đến nay do các đợt hạn hán kéo dài và giá nhiêu liệu tăng cao.

Các nhà máy của Trung Quốc đang phải đối mặt với các chính sách hạn chế sử dụng điện, trong bối cảnh giá than đá tăng cao và đợt hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà máy thủy điện, tạo nên nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng khi mà mùa Hè đang đến gần.

Tình hình càng trở nên khó khăn đối với Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, do giá nhiên liệu trên toàn cầu đang ngày một leo thang, cũng như tỷ lệ lạm phát không ngừng gia tăng của nước này.

Nhật báo China Daily mới đây cho biết nhiều doanh nghiệp tại các khu vực ven biển và một số tỉnh thuộc đất liền đang phải vật lộn với tình trạng cắt điện, mất điện hoàn toàn kể từ tháng 3/2011, do nhu cầu tiêu thụ điện tăng, trong khi sản lượng điện tại các nhà máy thủy điện lại giảm.

 

tt664

Hạn hán đang lan rộng tại nhiều nơi ở Trung Quốc (Ảnh minh họa).

Đây là đợt thiếu điện tồi tệ nhất tại Trung Quốc kể từ năm 2004 và tình trạng này có thể sẽ còn trở nên tồi tệ hơn trong mùa Hè này khi nhu cầu tiêu thụ điện đạt mức tối đa. Khi đó, tỉnh duyên hải Giang Tô, khu vực xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc, nằm sát Thượng Hải, sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Dự kiến, nguồn cung điện sẽ đáp ứng ít hơn 16% so với nhu cầu thực tế của tỉnh này.

Nạn hạn hán cũng gây khó khăn cho khu vực miền Trung Trung Quốc trong nhiều tháng qua, khiến hơn 1 triệu người không có nước uống và sản lượng điện tại các nhà máy thủy điện, nguồn năng lượng lớn thứ hai của Trung Quốc, bị sụt giảm đáng kể.

Theo số liệu mới công bố của Chính phủ Trung Quốc, kể từ cuối tuần trước, mực nước của gần 1.400 hồ chứa tại tỉnh Hồ Bắc đã giảm dưới mức có thể hoạt động. Ngay cả mực nước tại đập Tam Hiệp, dự án thủy điện lớn nhất thế giới, cũng đã giảm xuống dưới mức cần thiết để phát điện.

Trong khi đó, cứ ba ngày thì có một ngày các nhà máy ở tỉnh Chiết Giang buộc phải ngừng hoạt động sản xuất để bảo tồn năng lượng, các biện pháp tương tự cũng được thực hiện ở trung tâm tỉnh Hồ Nam và một số khu vực khác.

Tình trạng hạn hán ở các tỉnh miền Trung Trung Quốc có thể sẽ tạo thêm áp lực khiến lạm phát nước này gia tăng, do sản lượng ngũ cốc và cá tại khu vực này có nguy cơ sụt giảm đáng kể.

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 4/2011, thước đo chính đánh giá tình trạng lạm phát nước này, đã tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2010, giảm nhẹ so với mức tương ứng 5,4% trong tháng 3/2011, song vẫn vượt quá mục tiêu 4% mà chính phủ đặt ra cho năm 2011.

 

 

 

(Theo Vietnam+)