Ukraine đưa chiến lược nước vào chương trình nghị sự phát triển quốc gia

Một chiến dịch nâng cao nhận thức về an ninh nguồn nước ở Ukraine có thể là nguồn cảm hứng trên toàn thế giới, đưa ra xu hướng thay đổi cách tiếp cận của quốc gia đối với nguồn tài nguyên nước.

ukraina

Sau gần 5 năm quảng bá tầm nhìn về an ninh nguồn nước và quản lý nước chủ động giữa các bên liên quan, vấn đề an ninh nước hiện nay đã là ưu tiên phát triển hàng đầu của chính phủ Ukraina.

“Cơ sở hạ tầng cũ kĩ có từ thời Xô Viết, với hệ thống kênh rạch, đập và hồ chứa đòi hỏi nguồn lực khổng lồ  về tài chính, con người và kỹ thuật. Đồng thời, đối phó với những thách thức mới khi khí hậu thay đổi.” – Ông Andriy Demydenko thuộc một tổ chức GWP Ukraine, một đối tác của tổ chức mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) cho biết.

Ông Andriy Demydenko là một trong những người đã tích cực tham gia chiến dịch. Ông cho biết, đây là một ví dụ về một chiến dịch nâng cao kiến thức chuyên môn kết hợp với nâng cao nhận thức đối đưa vấn đề an ninh nước trở thành một trong những chương trình phát triển ưu tiên của quốc gia.

“Công việc của chúng tôi có thể là nguồn cảm hứng cho những nhóm hoạt động những chiến dịch tương tự ở các quốc gia khác. Chúng tôi đã hoạt động và chúng tôi đưa ra lời khuyên, đề xuất tốt nhất cho chính phủ về an ninh nguồn nước một cách thuyết phục để nhận được sự đồng thuận của cả chính phủ và các tổ chức” – Ông Andriy Demydenko cho biết

Giống như nhiều quốc gia khác, vấn đề an ninh nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng đối với Ukraine. Tình trạng ô nhiễm tài nguyên nước và khan hiếm nguồn cung cấp nước ở Ukraine là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh nguồn nước quốc gia.

Theo nghiên cứu của các nhóm môi trường địa phương, việc quản lý nguồn nước  không hiệu quả, khai thác quá mức nguồn nước và ô nhiễm, đã dẫn đến suy giảm và ô nhiễm nguồn nước là vấn đề xảy ra ở nhiều địa phương và khu cực của Ukraina. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng cũ kĩ và không được bảo dưỡng với các công nghệ và hệ thống xử lý nước, nước thải lỗi thời đã gây ra nhiều vấn đề hơn, bao gồm cả vấn đề vệ sinh môi trường và các vấn đề sức khỏe liên quan.

“Kết quả là các nhà chức trách chỉ kiểm soát chất lượng nước và các thông số về số lượng mà không có bất kỳ trách nhiệm nào để đạt được các mục tiêu về nước”-  Ông Andriy Demydenko giải thích.

Tuy nhiên, thông qua các chiến dịch và đối thoại của các bên liên quan quốc gia trong 5 năm qua, GWP và các nhóm đối tác địa phương đã giới thiệu và thúc đẩy khái niệm mới về quản lý nước dựa trên rủi ro hoặc chủ động hơn trong quản lý tài nguyên nước.

Trong năm 2016, GWP Ukraine đã tổ chức bốn cuộc tham vấn giữa các bên liên quan về các vấn đề chiến lược, chính sách về nước mang tên “Suy nghĩ lại về an ninh nước cho Ukraine”.

Kết quả là, GWP Ukraine đã chuẩn bị một ấn phẩm trình bày một tập hợp các mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển bền vững và các chỉ số để đánh giá tiến độ đạt được các mục tiêu trên mối quan hệ Nước – Lương thực  – Năng lượng.

Trong năm 2017, các cuộc tham vấn nhiều bên liên quan đã diễn ra để thúc đẩy Ukraine đến một phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước quốc gia đồng thời đáp ứng được các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỉ SDG6. Chiến dịch của  GWP Ukraine đã giúp thay đổi chính sách của Bộ Môi trường và Chiến lược về nước quốc gia, Ukraine.

Trong số các đề xuất của GWP Ukraine nêu trong tài liệu tham vấn, chính phủ Ucraina đã chấp nhận các đề xuất về một số mục tiêu và chỉ tiêu cho Mục tiêu Phát triển Bền vững SDG 6 về việc đảm bảo tiếp cận với nước và vệ sinh cho tất cả mọi người. Dự thảo chiến lược nước của quốc gia sẽ được trình bày và thảo luận tại Cuộc đối thoại chính sách quốc gia về nước dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2018.

Thành công của nhóm trong việc thúc đẩy sự thay đổi ở Ukraine đã dẫn đến các nhóm khác trong mạng lưới GWP CACENA – bao gồm Azerbaijan, Armenia, Gruzia, Kazakhstan, Cộng hòa Kyrgyz, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Mông Cổ – để yêu cầu hỗ trợ phát triển đất nước của họ đề xuất chính sách nước là một phần của chương trình phát triển quốc gia.