Việc đốt than, bất chấp các dấu hiệu gần đây như đã đạt đỉnh ở Trung Quốc và cam kết thực hiện cắt giảm trong cuộc đàm phán khí hậu Paris vào tháng 12, vẫn là nguồn năng lượng chính của châu Á.
Ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, than chính là nguồn phát thải sulfur dioxide do con người tạo ra, làm tăng nồng độ các aerosol sulfat trong khí quyển. Những nguồn thải aerosols này không chỉ gây nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng trong khu vực mà còn góp phần thay đổi khí hậu ở địa phương và toàn cầu.
Với kịch bản cực đoan, tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng ở Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Châu Á đang phát triển nhanh khác sẽ dẫn đến việc sử dụng than tăng nhanh, dẫn đến những tác động khí hậu đáng kể hơn. Một nghiên cứu mới trên Tạp chí Khí hậu đã đánh giá mức độ phản ứng của khí hậu đối với phát thải khí nhà kính ở cả hai thái cực, dẫn đến các giới hạn dưới và trên của ảnh hưởng của chất aerosols ở Châu Á đối với nhiệt độ bề mặt và lượng mưa. Các nguồn phát thải aerosol sulfat sẽ làm suy yếu một số hệ thống gió mùa lớn, làm giảm lượng mưa trên diện tích đất rộng lớn ở Châu Á.
“Đối với kịch bản phát thải aerosol sulfat cao, các nhà khoa học nhận thấy có sự giảm lượng mưa ở hầu hết các nước châu Á, đặc biệt là Đông Á (bao gồm cả Trung Quốc) và Nam Á (bao gồm cả Ấn Độ) và ảnh hưởng từ xa dẫn đến lượng mưa ở Úc có thể tăng lên cũng như giảm mưa ở vùng Sahel ở châu Phi “, Benjamin Grandey, một nhà nghiên cứu thuộc nhóm nghiên cứu của Wang tại Chương tình Hợp tác Nghiên cứu và Công nghệ Singapore – MIT, nói. “Chúng ta thấy lượng mưa giảm nhiều hơn mức tăng, đặc biệt ở những vùng đã và đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước.”
Nghiên cứu được tài trợ chủ yếu bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore thông qua Chương trình Hợp tác Nghiên cứu và Công nghệ Singapore-MIT với sự hỗ trợ bổ sung từ Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, Bộ Năng lượng, Cơ quan Bảo vệ Môi trường, và Trung tâm Tính toán STAR của Singapore .