Thông báo động thái nước dưới đất năm 2006

A.        Đồng bằng Bắc Bộ

1.         Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) hai tầng chứa nước Holocen và  Pleistocen (qp) năm 2006  có xu thế giảm dần so với trung bình nhiều namư và năm 2005. Tại các vùng khai thác mạnh, mực nước dưới đất tầng qp tiếp tục giảm dần như Hà Nôi, Nam Định, Hải Phòng.

– Vùng Hà Nội:  mực nước sâu  nhất cách mặt đất tại lỗ khoan quan trắc P.41a ở trung tâm bãi giếng Hạ Đình là 35,12m,  Dự báo mực nước tháng 6 năm 2007 là 35,4m.

–  Vùng Hải Hậu-Nam Định: mực nước sâu nhất cách mặt đất  tại lỗ khoan quan trắc Q.109a  là 8,92m. Dự báo mực nước tháng 6 năm 2007 là  9,1m.

– Vùng Kiến An-Hải Phòng: Mực nước sâu nhất cách mặt đất  tại lỗ khoan quan trắc Q.167a  là 10,44m.  Dự báo mực nước tháng 6 năm 2007  là  10,64m.

          Thành phần hoá học nước dưới đất: Tầng chứa nước qh nằm trên cùng, tiếp xúc với khí quyển nên chất lượng nước có sự khác biệt giữa hai mùa mưa và mùa khô. Các giá trị thường cao hơn và mùa khô và giảm đi vào mùa mưa do bị bốc hơi vào mùa khô và được làm loãng vào mùa mưa. Độ tổng khoáng hoá nước dưới đất (TDS) tầng qp trung bình mùa khô năm 2006 là 990mg/l, mùa mưa là 646mg/l, trung bình năm là 826mg/l tăng giảm không đáng kể so với năm 2005. Các nguyên tố Mn, As, amoni có tỷ lệ mẫu vượt  tiêu chuẩn cho phép -TCCP (so với tiêu chuẩn TCVN 5502:2003 – Nước cấp sinh hoạt-Yêu cầu chất lượng)  lần lượt là 33-50%, 8-22%, 46-69% ; hàm lượng cao nhất của các nguyên tố Mn, As, mùa khô và mùa mưa lần lượt là: 3,1mg/l (Q129b–TX Hưng Yên), 2,28mg/l (Q33a-Đông Anh –Hà Nội); 0,25mg/l (Q.88b-Phủ Lý -Hà Nam) và 0,47mg/l (Q58a-Hoài Đức-Hà Tây). Hàm lượng NH4+ cao nhất mùa khô và mùa mưa lần lượt là  54mg/l (Q58a-Hoài Đức-Hà Tây); 37,6mg/l (Q.88b – Phủ Lý -Hà Nam).  

 

B.        Đồng bằng Nam Bộ

Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) được tổng hợp thống kê trong bảng 4. Mực nước các tầng chứa nước Pleistocen trung-thượng (qp2), tầng chứa nước Pleistocen hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocen (N2), tầng chứa nước Miocen (N13) năm 2006 đều thấp hơn so với giá trị trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trước. Tại các vùng khai thác mạnh, mực nước dưới đất có xu hướng giảm dần như TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau,…

– Độ sâu mực nước lớn nhất cách mặt đất tầng chứa nước Pliocen (N2) ở vùng Cà Mau tại lỗ khoan quan trắc Q17704T  là 16,1m, thấp hơn năm 2005 là 1,30m, giá trị này thường xuất hiện vào mùa hè khi nhu cầu dùng nước tăng cao. Dự báo tháng 6 năm 2006 mực nước có thể hạ thấp xuống độ sâu 16,3m.

– Độ sâu mực nước lớn nhất cách mặt đất ở Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh tại lỗ khoan quan trắc Q015030 là 26,34 thấp hơn năm 2005 là 0,05m. Dự báo tháng 6 năm 2006 mực nước có thể hạ thấp xuống độ sâu 26,5m.

Thành phần hoá học nước dưới đất:  Hầu hết các nguyên tố vi lượng trong các tầng chứa nước đều ở dưới mức chỉ tiêu cho phép trừ Mn và NH4+. Trong đó, tầng qp2-3 có 5/13 mẫu có hàm lượng Mn vượt chỉ tiêu cho phép, hàm lượng cao nhất đạt 0,74mg/l (lỗ khoan Q031020-Thanh Bình – Đồng Tháp),  tầng qp1 có 2/9 mẫu có hàm lượng Mn vượt chỉ tiêu cho phép, hàm lượng cao nhất đạt 0,74mg/l (lỗ khoan Q015030-Bình chánh- TP. HCM) tầng N2 3/17 mẫu có hàm lượng Mn vượt chỉ tiêu cho phép, hàm lượng cao nhất là 1,31mg/l (lỗ khoan Q02204T -Thạnh hoá- Long An). Hàm lượng amoni cao nhất đạt 7,36mg/l (Lỗ khoan Q224020-Bến Cát – Bình Dương).

C.        Vùng Tây Nguyên

Mực nước bình quân  Do đặc thù riêng của vùng Tây Nguyên, mực nước dưới đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt là khí tượng, sự biến động mực nước tuỳ theo lượng mưa của từng năm và sự phân bố lượng mưa trong các tháng. Có sự lệch pha của dao động mực nước dưới đất và lượng mưa.  Một số điểm mực nước có xu thế giảm dần như Ban lỗ khoan C5o ở ban Mê Thuột.

          Độ sâu mực nước lớn nhất cách mặt đất ở vùng Ban Mê Thuột tại lỗ khoan quan trắc C5o  là 33,98m cách mặt đất, thấp hơn năm 2005 là 0,08m. Dự báo tháng 6 năm 2006 độ sâu mực nước có thể là 33,30m cách mặt đất.

Thành phần hoá học nước dưới đất: độ tổng khoáng hoá trung bình của nước dưới đất mùa khô năm 2006 là 110mg/l, mùa mưa là 129mg/l, thay đổi không đáng kể so với giá trị tương ứng cùng kỳ năm 2005. Các nguyên tố vi lượng trong nước dưới đất đều chưa vượt quá chỉ tiêu cho phép trừ Hg và Mn. Hàm lượng Hg và Mn cao nhất lần lượt là 0,002mg/l (C4a- Buôn Hồ- Đắk Lắk) và 1,43mg/l ( LK18T- An Khê – Gia Lai).