Thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước dưới đất tháng 7 năm 2016 vùng Bắc Bộ

– Tầng chứa nước Holocene (qh): Diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 so với trung bình tháng 6: nhìn chung mực nước có xu thế dâng cao trên toàn đồng bằng với giá trị trung bình là 0,10m. Do thời gian này là giữa mùa mưa nên trong tháng 7 đã có tới 24/41công trình quan trắc có mực dâng cao phân bố chủ yếu phía bắc đồng bằng hoặc dọc các con sông lớn và 10 công trình có mực nước biến động không đáng kể. Khu vực có mực nước còn hạ thấp với 7/41 công trình quan trắc phân bố ở phía nam đồng bằng tới vùng ven biển. Giá trị mực nước dâng cao nhất là 0,86m tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67) và hạ thấp nhất là 0,20m tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội (Q.33). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,12m trên mặt đất tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội (Q.65) và sâu nhất là 10,34m tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67).

Dự báo mực nước tháng 8: mực nước có xu thế dâng cao so với tháng 7 trừ một điểm ở Hà Nội.

– Tầng chứa nước Pleistocene (qp): Diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 so với giá trị trung bình tháng 6: nhìn chung mực nước xu thế biến động không đáng kể trên toàn đồng bằng. Do thời gian này là thời kỳ mùa mưa nên tầng chứa nước này có 30/64 công trình quan trắc có mực nước dâng cao thuộc các vùng ven sông lớn phía bắc, tây bắc đồng bằng và 14/64 công trình mực nước biến động không đáng kể. Vùng phía nam Hà Nội, và ven biển thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định có 20/64 công trình quan trắc có mực nước hạ thấp. Giá trị mực nước hạ thấp nhất là 1,18m tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội (Q.57a) và dâng cao nhất là 0,48m tại P. Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Q.5).

Dự báo mực nước tháng 8: mực nước có xu thế dâng cao chiếm ưu thế. Tuy nhiên tại các vùng trung tâm Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, mực nước một số nơi vẫn hạ thấp.

BacBoT7-2016

Kết quả được thể hiện chi tiết: Tại đây