Lưu vực sông Sê San là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, bao gồm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum với tổng diện tích lưu vực là 11.510km2. Mùa mưa từ Tháng 7 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến Tháng 7 năm sau.
– Đối với tài nguyên nước mặt, lưu vực sông Sê San được chia thành 6 vùng bao gồm: Thượng Sê San, Trung Sê San, Hạ Sê San, Thượng Đắk Bla, Hạ Đắk Bla và Sa Thầy. Lượng mưa trung bình nhiều năm mùa mưa lưu vực sông Sê San là 1.519 mm, trong đó lượng mưa trung bình nhiều năm lớn nhất là 2.158 mm (Bảo Lộc, Lâm Đồng).
– Đối với tài nguyên nước dưới đất, hiện nay lưu vực sông Sê San có 39 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia xây dựng và đưa vào vận hành. Lưu vực sông bao gồm 4 tầng chứa nước chính: lỗ hổng trong trầm tích Đệ tế không phân chia (q), khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp), khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp), khe nứt trong các đá trầm tích lục nguyên Neogen( n). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước: tầng chứa nước q là 258.305m3/ngày, tầng chứa nước β(qp) là 165.422 m3/ngày, tầng chứa nước β(n2-qp) là 1.880.656 m3/ngày, tầng chứa nước n là 146.922 m3/ngày
1. Tài nguyên nước mặt
Trong tháng 7 năm 2024, tổng lượng dòng chảy trên sông Đăk Bla quan trắc tại trạm thủy văn Kon Tum thấp hơn 78% so với TBNN cùng kỳ. Dự báo trong tháng 8 năm 2024 tổng lượng tài nguyên nước mặt nội sinh trên lưu vực sông Sê San có xu thế giảm 11% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, cần có phương án tích trữ nguồn nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động khác của địa phương.
Dự báo trong tháng 8 năm 2024, tổng lượng nước trên các tiểu vùng thuộc lưu vực sông Sê San dao động trong khoảng 1753,9 đến 2070,1 triệu m3. Kết quả dự báo cho thấy trên lưu vực sông không xảy ra tình trạng thiếu nước.
2. Tài nguyên nước dưới đất
Trong tháng 7 mực nước dưới đất trung bình so với tháng trước có xu thế dâng tại tầng chứa nước q; β(qp); β(n2-qp); n. Chất lượng nước có xu thế ít biến đổi; nước trong lưu vực thuộc loại nước nhạt; một số nơi có hàm lượng Mn, Fe, amoni và Tổng coliform vượt GTGH (QCVN 09:2023/BTNMT).
Dự báo mực nước dưới đất tháng 8 so với mực nước thực đo tháng 7 có xu thế dâng tại tầng chứa nước q; β(qp); β(n2-qp); n.
Trên lưu vực sông Sê San thời điểm hiện tại có 4 công trình tại các tỉnh Gia Lai (LK162T, LK62T-huyện Chư Pah), tại tỉnh Kon Tum (LK131T-TP. Kon Tum, LK139Tm1- huyện Đắk Hà) có độ sâu mực nước trung bình tháng vượt quá 50% ngưỡng giới hạn cho phép.
3. Đề xuất, kiến nghị
Đối với tài nguyên nước mặt: Tổng lượng tài nguyên nước mặt dự báo trong tháng 8 năm 2024 trên lưu vực sông Sê San có xu thế giảm 11% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, cần có phương án tích trữ nguồn nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động khác của địa phương.
Trên lưu vực sông Sê San, cảnh báo trong tháng 8 không xảy ra tình trạng thiếu nước, tuy nhiên vẫn cần có kế hoạch sử dụng nước hợp lý cho các ngành sử dụng và hài hòa giữa các bên liên quan để đảm bảo tính bền vững trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Đối với tài nguyên nước dưới đất: Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân có khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất tiếp tục theo dõi và có các biện pháp, kế hoạch khai thác phù hợp đối với các khu vực có độ sâu mực nước vượt ngưỡng cho phép đặc biệt là tại các khu vực huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai; huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai; huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum; TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum; .
Trong mùa khô năm 2024, nhìn chung chất lượng nước trong các tầng chứa nước thuộc lưu vực sông Sê San đều tốt. Tuy nhiên có một số công trình có hàm lượng Mn, amoni, Fe và Tổng coliform vượt quá GTGH so với QCVN 09:2023/BTNMT, đề nghị các cơ quan đưa ra cảnh báo cho người dân và tiếp tục theo dõi thêm.
Xem chi tiết tại đây: