Xu thế dâng chiếm ưu thế trong diễn biến mực nước tháng 7 năm 2017 tại vùng Tây Nguyên

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 6/2017 so với giá trị trung bình tháng 5/2017 cho thấy mực nước có xu thế dâng là chính.

Mực nước sâu nhất ở tầng βN2-QI là 125,63m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (C10o). Giá trị dâng cao nhất là 6,20m tại xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (LK41T-βN2-QI), giá trị hạ thấp nhất 2,02m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (LK114T-βN2-QI). Diễn biến mực nước trong vùng vào tháng 6/2017 như sau:

– Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5: mực nước có xu hướng dâng, có 24/32 công trình có mực nước dâng, 5/32 công trình có mực nước hạ và 3/32 công trình có mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 1,86m tại TT.Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai (C7a) và giá trị hạ thấp nhất là 0,71m tại TT.Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (LK119T) (xem hình 1).

Trong tháng 6: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 9,35m tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (LK107aT). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,50m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (LK117T).

– Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa (βQII)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5: mực nước có xu hướng dâng, có 23/27 công trình có mực nước dâng, và có 3/27 công trình có mực nước hạ và 1/27 công trình có mực nước dâng không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 2,03m tại TT.Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk (LK70T), giá trị hạ thấp nhất là 0,24m tại xã Biển Hồ, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (LK159T).

Trong tháng 6: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 25,54m xã Chư Hrông, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (LK167T). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,60m tại xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông (LK43T).

– Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới (βN2-QI)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5: mực nước có xu hướng dâng, trong đó có 53/71 công trình có mực nước dâng, 15/71 công trình có mực nước hạ và 3/71 công trình có mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 6,20m tại xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (LK41T) và giá trị hạ thấp nhất là 2,02m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (LK114T).

Trong tháng 6: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 125,63m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (C10o). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,59m tại xã Ia Drăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (LK143T).

– Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (N)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5: mực nước có xu hướng dâng, có 21/22 công trình có mực nước dâng, 1/22 công trình có mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 2,99m tại xã Vinh Quang, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum (LK140T) và chỉ có một công trình có mực nước hạ 0,12m tại xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk (LK52T).

Trong tháng 6: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 19,90m tại xã Ialy, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai (LK62T). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,11m tại xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk (LK52T).

Với số liệu được cung cấp bởi Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, dự báo mực nước tháng 7 ở các tầng chứa nước chính có xu hướng dâng là chính so với mực nước thực đo tháng 6. Vì vậy đề nghị các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác sử dụng nước cần có kế hoạch sử dụng nước một cách hợp lý, hiệu quả.

(Hoàng Văn Hưng)