Mực nước dưới đất tại vùng Nam Bộ có xu thế tiếp tục dâng trong tháng 9 năm 2017

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 8/2017 so với giá trị trung bình tháng 7/2017 cho thấy mực nước có xu thế dâng ở tất cả các tầng chứa nước chính.

Mực nước sâu nhất ở tầng qp2-3 là 35,54m tại phường Đông Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q019340). giá trị hạ thấp nhất là 0,43m tại phường Đông Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q019340-qp1). Diễn biến mực nước dưới đất tháng 8 năm 2017 trong vùng như sau:

– Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 8 so với tháng 7 có xu thế dâng là chính, có 21/42 công trình mực nước dâng, 12/42 công trình mực nước hạ và 9/42 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 0,71m tại TT Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang (Q40702C) và giá trị hạ thấp nhất là 0,39m tại TT Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (Q023020M1).

6112017_33

Sơ đồ diễn biến mực nước tháng 8 năm 2017 tầng qp3

Trong tháng 8: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 10,21m tại phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (Q409020M1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,90m tại xã Truông Mít, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (Q00102CM1).

– Tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 8 so với tháng 7 có xu thế dâng, có 19/26 công trình mực nước dâng, 2 công trình mực nước hạ và 5/26 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 0,84m tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh (Q003340) và giá trị hạ thấp nhất là 0,43m tại phường Đông Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q019340).

Trong tháng 8: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 35,54m tại phường Đông Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q019340). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,10m tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (Q22002Z).

– Tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 8 so với tháng 7 có xu thế dâng và dâng hạ không đáng kể, có 9/21 công trình mực nước dâng, 4/21 công trình mực nước hạ và 8/21 công trình mực nước hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 0,43m tại xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Q031030) và giá trị hạ thấp nhất là 0,30m tại xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Q039340M1).

Trong tháng 8: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 23,97m tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q017030M1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,01m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040020).

– Tầng chứa nước Pliocene trung (n22)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 8 so với tháng 7 có xu thế dâng, có 14/25 công trình mực nước dâng, 3/25 công trình mực nước hạ và 8/25 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 0,64m tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q714040) và giá trị hạ thấp nhất là 0,18m tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí  Minh (Q822040M1).

Trong tháng 8: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 28,76m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011040). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,40m tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (Q223040).

–  Tầng chứa nước Pliocene hạ (n21)

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 8 so với tháng 7 có xu thế dâng là chính, có 13/24 công trình mực nước dâng, 1/24 công trình mực nước hạ và 10/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 1,46m tại TT Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh (Q605060) và giá trị hạ thấp nhất là 0,07m tại TT Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang (Q21104ZM1)

Trong tháng 8: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 21,78m tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (Q604060). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 4,70m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (Q222040).

Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng tiếp theo chủ yếu có xu hướng dâng so với mực nước thực đo tháng 8.

(Hoàng Văn Hưng)