Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước dưới đất trên lưu vực sông Cửu Long được biên soạn hàng tháng, mùa, năm và chuyên đề nhằm cung cấp các thông tin về số lượng, chất lượng nước, đồng thời dự báo tổng lượng nước đến, lượng nước có thể khai thác sử dụng tại các tiểu vùng dự báo và đưa ra những cảnh báo về tài nguyên nước nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước, công tác điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên nước.
Lưu vực sông Cửu Long là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, bao gồm 13 tỉnh Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Đắk Nông, Long An, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng diện tích lưu vực là 795.000 km² hoặc hơn 810.000 km². Trong lưu vực sông Cửu Long hiện này có 50 điểm quan trắc, 223 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia xây dựng và đưa vào vận hành.
Đối với tài nguyên nước dưới đất, lưu vực sông Cửu Long bao gồm 5 tầng chứa nước chính: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trungthượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n22), tầng chứa nước Pliocene hạ (n21). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước: tầng chứa nước qp3 4.975.661m3/ngày, tầng chứa nước qp2-3 7.218.972m3/ngày, tầng chứa nước qp1 7.135.305m3/ngày, tầng chứa nước n22 10.128.854m3/ngày, tầng chứa nước n21 8.563.299m3/ngày.
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 11 ở các tầng chứa nước có xu thế hạ so với tháng 10. Giá trị hạ thấp nhất là 3,47m tại xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ (Q624020) và giá trị dâng cao nhất là 0,82m tại xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ (Q601050). Mực nước trung bình tháng sâu nhất là -25,64m ở lớp qp1 tại Phường 5, Tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau (Q188030).