Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hậu Giang được biên soạn hàng tháng, mùa, năm nhằm cung cấp các thông tin về số lượng, chất lượng nước, đồng thời dự báo tổng lượng nước đến, lượng nước có thể khai thác sử dụng tại các tiểu vùng dự báo và đưa ra những cảnh báo về tài nguyên nước nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước, công tác điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên nước.
Hậu Giang là một tỉnh thuộc lưu vực sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 1601,1km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 13 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia quản lý và vận hành.
Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hậu Giang gồm 5 tầng chứa nước chính: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n22), tầng chứa nước Pliocene hạ (n21). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tàinguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước: tầng chứa nước qp3 là 224.517m3/ngày, tầng chứa nước qp2-3 là 451.321m3/ngày, tầng chứa nước qp1 là 356.199m3/ngày, tầng chứa nước n22 là 358.062m3/ngày, tầng chứa nước n21 là 454.027m3/ngày
Trong phạm vi tỉnh, diễn biến mực nước trung bình tháng 7 tại các tầng chứa nước dâng và hạ không đáng kể so với tháng 6; riêng tầng chứa nước Pliocene trung (n22) hạ so với tháng 6. Mực nước trung bình tháng nông nhất là -5,31m thuộc tầng chứa nước n22 tại thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ (Q21104T); mực nước trung bình tháng sâu nhất là -11,85m thuộc tầng chứa nước n21 tại thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ (Q21104ZM1).
Dự báo mực nước vào tháng 8 và tháng 9: các tầng chứa nước n21, qp1, qp3 mực nước có xu thế hạ; tầng chứa nước qp2-3 mực nước có xu thế dâng; tầng chứa nước n22 mực nước có xu thế dâng và hạ.
Cảnh báo mực nước dưới đất: trong tỉnh thời điểm hiện tại chưa có công trình nào có độ sâu mực nước cần phải cảnh báo.
Xem chi tiết tại đây.