Nghiên cứu đề xuất bộ công cụ mô hình toán dự báo tài nguyên nước mặt và nước dưới đất lưu vực sông ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, tài nguyên nước diễn biến ngày càng phức tạp theo những chiều hướng bất lợi. Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, khai thác quá mức, chặt phá rừng đầu nguồn… nên các vấn đề về hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện ở nhiều nơi và xảy ra thường xuyên hơn. Vậy nên, công tác dự báo tài nguyên nước có tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và đặc biệt trong công tác chủ động phòng tránh thiên tai do nước gây ra (hạn hán thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ lụt…). Từ thực tế đó, Trung tâm quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia đã chủ trì đề tài “Nghiên cứu đề xuất bộ công cụ mô hình toán dự báo tài nguyên nước mặt và nước dưới đất lưu vực sông ở Việt Nam do Th.S Thân Văn Đón chủ nhiệm.

Trong những năm gần đây, tài nguyên nước diễn biến ngày càng phức tạp theo những chiều hướng bất lợi. Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, khai thác quá mức, chặt phá rừng đầu nguồn… nên các vấn đề về hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện ở nhiều nơi và xảy ra thường xuyên hơn. Vậy nên, công tác dự báo tài nguyên nước có tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và đặc biệt trong công tác chủ động phòng tránh thiên tai do nước gây ra (hạn hán thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ lụt…). Từ thực tế đó, Trung tâm quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia đã chủ trì đề tài “Nghiên cứu đề xuất bộ công cụ mô hình toán dự báo tài nguyên nước mặt và nước dưới đất lưu vực sông ở Việt Nam do Th.S Thân Văn Đón chủ nhiệm.

Từ những năm của thập kỷ 80, thế kỷ 20 đến nay, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Trung Quốc, Hà Lan đã ứng dụng các công cụ mô hình như: các mô hình thủy văn thông số tập trung như NAM, TANK, mô hình thủy văn thông số phân bố như TOPMDEL, SWAT(Mỹ), DIMOSOP (Italia), HBV (Thụy điển); mô hình thủy động lực học như HEC; các mô hình phân tích chuỗi thời gian, phân tích dòng chảy theo tần suất như mô hình ARIMA (Mỹ), mô hình Thomas- Fiering (Mỹ). Mô hình thuỷ lực như các mô hình họ Mike; mô hình cân bằng nước MIKE BASIN, MITSIM, IQQM; mô hình dự báo nước dưới đất: ANN, WETSPA (Bỉ), mô hình 3 D, Modflow….

Mỗi một mô hình có điều kiện số liệu đầu vào là khác nhau, yếu tố dự báo là khác nhau, có những mô hình đã đáp ứng được một số yếu tố dự báo về tài nguyên nước, có những mô hình chưa đáp ứng được đầy đủ các yếu tố dự báo tài nguyên nước.

Tuy nhiên, hiện tại chưa có một bộ công cụ nào hoàn chỉnh để dự báo tài nguyên nước mặt, nước dưới đất cho lưu vực sông: 

– Trong dự báo các đặc trưng số lượng tài nguyên nước mặt, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào vấn đề dự báo đỉnh lũ năm tại các trạm hạ lưu các sông chính, đối với dự báo mực nước dưới đất thì chưa thực hiện mà chỉ thông báo cực trị của mực nước. Đặc biệt các dự báo trước đây chưa xét đến ảnh hưởng của khai thác sử dụng nguồn nước trên lưu vực sông.

– Trên lưu vực sông hoặc mỗi một đoạn sông, nguồn nước có thể có nhiều hộ khai thác sử dụng nước khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn vị trí dự báo chung cho các hộ là cần thiết, tuy nhiên nhiều đoạn sông, nguồn nước chưa xác định được vị trí này, trước đây chủ yếu vị trí dự báo ở các trạm thủy văn. 

Hiện nay, công tác dự báo tài nguyên nước ở nước ta chỉ tập trung vào dự báo HMax,Min, QMax, Min, để phục vụ cho phòng chống lũ, lụt, hạn hán và các vấn đề về nông vụ, nuôi trồng thuỷ sản, chưa dự báo được tổng lượng nước (W) tại các vị trí là bao nhiêu, chất lượng nước, độ mặn là như thế nào, có đảm bảo cung cấp cho các hộ khai thác sử dụng hay không?

Trong nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích lựa chọn bộ công cụ mô hình toán phù hợp để dự báo được diễn biến tài nguyên nước cả về số lượng (Wtb,Max,Min, Htb,Max,Min) và chất lượng nước (độ mặn, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform…)

Do vậy, để giải quyết được mục tiêu của đề tài đã đề ra, nhóm tác giả đưa ra sơ đồ tiếp cận và nội dung thực hiện chủ yếu như sau:

DL47

Nghiên cứu phân tích, lựa chọn được bộ công cụ mô hình toán để dự báo tài nguyên nước (cả lượng và chất) phù hợp với từng điều kiện lưu vực sông chính ở Việt Nam là cần thiết. Đặc biệt trong thời gian 5 năm đến 10 năm tới bài toàn dự báo tài nguyên nước, về thời đoạn dự báo cần tiếp cận tới thời gian thực, yếu tố dự báo cần dự báo được cả về số lượng và chất lượng nước mặt, nước dưới đất.

(Hải Lý)