Danh mục Đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2015

Năm 2015, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện 06 đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở:
1. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương pháp tính toán và phân cấp trữ lượng nước dưới đất trong môi trường đá gốc nứt nẻ phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam”.
2. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt”.
3. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá nhanh về tài nguyên nước lưu vực sông phục vụ cho giai đoạn lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước”.
4. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn khoanh định hành lang bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất từ nước sông. Áp dụng thí điểm tại khu vực Thượng Cát Hà Nội”.
5. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học Xây dựng danh mục các nguồn nước dưới đất trên các lưu vực sông ở Việt Nam. Áp dụng cho lưu vực sông Hồng”.
6. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt”.
Mục tiêu, nội dung chính, sản phẩm giao nộp và thời gian thực hiện các đề tài như sau:
1. Đề tài Nghiên cứu đề xuất các phương pháp tính toán và phân cấp trữ lượng nước dưới đất trong môi trường đá gốc nứt nẻ phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.
+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
+ Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Nguyễn Duy Dũng.
1.1. Mục tiêu của nhiệm vụ:
– Xác định phương pháp tính toán trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất trong đá gốc nứt nẻ;
– Đề xuất sử dụng phương pháp phân cấp trữ lượng nước dưới đất trong đá gốc nứt nẻ phục vụ điều tra kiểm kê tài nguyên nước phù hợp với điều kiện Việt Nam.
1.2. Nội dung chính:
– Tổng quan chung về các đối tượng chứa nước trong đá gốc và phương pháp tính toán, đánh giá, phân cấp trữ lượng nước dưới đất trong đá gốc nứt nẻ;
– Nghiên cứu áp dụng phương pháp tính toán, đánh giá và phân cấp trữ lượng nước dưới đất trong đá gốc nứt nẻ phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam cho vùng núi cụ thể;
– Đề xuất áp dụng phương pháp phân cấp trữ lượng và lựa chọn phương pháp tính trữ lượng nước dưới đất trong môi trường đất đá nứt nẻ phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam;
– Tổng hợp kết quả nghiên cứu và viết báo cáo tổng kết.
1.3. Sản phẩm giao nộp:
– Báo cáo các chuyên đề, Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt.
– Đề xuất các phương pháp tính toán, phân cấp trữ lượng nước dưới đất trong đá nứt nẻ.
– Hướng dẫn kỹ thuật các phương pháp tính trữ lượng động nước dưới đất trong đá cứng nứt nẻ
1.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
2. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt
+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
+ Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Thân Văn Đón.
2.1. Mục tiêu của đề tài:
– Xây dựng được tiêu chí xác định vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt và kiểm nghiệm tại 7 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt hiện tại ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
– Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật xác định vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt.
2.2. Nội dung chính:
– Tổng quan chung về nghiên cứu xác định vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam;
– Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên – kinh tế xã hội đến tài nguyên nước mặt;
– Nghiên cứu đặc điểm địa hình, địa mạo, tài nguyên nước mặt ở khu vực Tây nguyên;
– Nghiên cứu ứng dụng các công cụ trong việc xác định vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt;
– Xác định tiêu chí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt;
– Áp dụng kiểm nghiệm tiêu chí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt cho 4 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt hiện có ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
– Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt;
– Tổng hợp kết quả nghiên cứu và viết báo cáo tổng kết.
2.3. Sản phẩm giao nộp:
– Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt và các báo cáo chuyên đề;
– Bộ tiêu chí xác định vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt và thử nghiệm tại 7 trạm quan trắc ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
– Dự thảo hướng dẫn kỹ thuật xác định vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt.
2.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
3. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá nhanh về tài nguyên nước lưu vực sông phục vụ cho giai đoạn lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước”.
+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
+ Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Minh Huy.
3.1. Mục tiêu của đề tài:
– Lựa chọn được các chỉ số đánh giá tài nguyên nước phục vụ cho giai đoạn lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước;
– Áp dụng và kiểm nghiệm các chỉ số cho lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ – Đáy.
3.2. Nội dung chính:
– Tổng hợp, phân tích các chỉ số đánh giá tài nguyên nước áp dụng trên thế giới và Việt Nam;
– Đánh giá, lựa chọn các chỉ số phù hợp với yêu cầu của công tác lập nhiệm vụ quy hoạch trong quy hoạch tài nguyên nước;
– Ứng dụng và kiểm nghiệm các chỉ số đánh giá về tài nguyên nước, áp dụng tính toán cho lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ – Đáy;
– Xây dựng báo cáo tổng kết Đề tài.
3.3. Sản phẩm giao nộp:
– Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt và các báo cáo chuyên đề;
– Báo cáo xác định bộ chỉ số đánh giá tài nguyên nước phục vụ cho giai đoạn lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước;
– Báo cáo kết quả ứng dụng các chỉ số đánh giá về tài nguyên nước, áp dụng tính toán cho lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ – Đáy;
Hướng dẫn tính toán bộ chỉ số đánh giá tài nguyên nước phục vụ cho giai đoạn lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước.
3.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
4. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn khoanh định hành lang bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất từ nước sông. Áp dụng thí điểm tại khu vực Thượng Cát Hà Nội
+ Đơn vị thực hiện: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thực hiện;
+ Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Tống Thanh Tùng.
4.1. Mục tiêu của đề tài:
– Xây dựng được hướng dẫn khoanh định hành lang bảo vệ miền cấp cho bãi giếng khai thác nước dưới đất ở vùng nước dưới đất có quan hệ thủy lực với nước sông;
– Khoanh định được hành lang và đề xuất các giải pháp bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất từ nước sông tại khu vực bãi giếng Thượng Cát, Thành phố Hà Nội.
4.2. Nội dung chính:
– Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về phương pháp, luận chứng khoa học để khoanh định hành lang bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất từ nước sông;
– Nghiên cứu xác định các trường hợp điển hình về điều kiện địa chất thủy văn và giếng khai thác để áp dụng phương pháp khoanh định hành lang bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất từ nước sông;
– Dự thảo hướng dẫn phương pháp xác định hành lang bảo vệ miền cấp cho bãi giếng khai thác nước dưới đất ở vùng nước dưới đất có quan hệ thủy lực với nước sông;
– Khoanh định hành lang bảo vệ miền cấp cho bãi giếng khai thác nước dưới đất khu vực Thượng Cát, TP. Hà Nội;
– Tổng hợp kết quả nghiên cứu và viết báo cáo tổng kết.
4.3. Sản phẩm giao nộp:
– Báo cáo tổng kết, tóm tắt đề tài, báo cáo các chuyên đề;
– Dự thảo hướng dẫn phương pháp xác định hành lang bảo vệ miền cấp cho bãi giếng khai thác nước dưới đất ở vùng nước dưới đất có quan hệ thủy lực với nước sông;
– Sơ đồ khoanh định hành lang bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất từ nước sông.
4.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
5. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học Xây dựng danh mục các nguồn nước dưới đất trên các lưu vực sông ở Việt Nam. Áp dụng cho lưu vực sông Hồng
+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
+ Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Văn Huy.
5.1. Mục tiêu của đề tài:
– Xác định tiêu chí, nguyên tắc lập danh mục nguồn nước dưới đất lưu vực sông.
– Xác định nội dung thể hiện danh mục nguồn nước dưới đất lưu vực sông Hồng phục vụ công tác quản lý, điều tra và quy hoạch tài nguyên nước.
5.2. Nội dung chính:
+ Nghiên cứu tổng quan về tiêu chí, nguyên tắc, nội dung thể hiện danh mục nguồn nước dưới đất theo lưu vực sông trên thế giới;
+ Nghiên cứu tổng quan về các nguồn nước dưới đất đã được điều tra, đánh giá trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Tổng hợp kết quả phân chia, đánh giá đặc điểm số lượng, chất lượng các nguồn nước dưới đất trong các vùng địa lý, thuỷ văn đặc trưng;
+ Phân tích, đánh giá đặc điểm phân vùng địa chất thuỷ văn, các dạng tầng, phức hệ, cấu trúc chứa nước dưới đất và sự phù hợp với phạm vi phân bố các lưu vực sông chính;
+ Xây dựng tiêu chí, phương pháp phân chia các nguồn nước dưới đất theo phạm vi phân bố lưu vực sông;
+ Xây dựng quy trình và nội dung sản phẩm Danh mục nguồn nước dưới đất trên lưu vực sông;
+ Áp dụng xây dựng Danh mục nguồn nước dưới đất lưu vực sông Hồng.
5.3. Sản phẩm giao nộp:
– Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt và các báo cáo chuyên đề;
– Tiêu chí đánh giá, phân loại lưu vực sông và đối tượng chứa nước dưới đất;
– Dự thảo hướng dẫn Phương pháp, trình tự và nội dung danh mục nguồn nước dưới đất lưu vực sông.
5.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
6. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt
+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
+ Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Việt Tùng.
6.1. Mục tiêu của đề tài:
– Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất bộ chỉ tiêu giám sát công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt;
– Đề xuất bộ chỉ tiêu phù hợp để giám sát các hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước cho một lưu vực sông.
6.2. Nội dung chính:
– Phân tích, đánh giá tổng quan các vấn đề có liên quan đến công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt và các phương pháp giám sát kết quả đang được sử dụng tại Việt Nam và trên thế giới;
– Nghiên cứu xác định các cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt, đề xuất thí điểm bộ chỉ tiêu giám sát các hoạt động điều tra cơ bản cho một lưu vực sông;
– Xây dựng báo cáo tổng kết Đề tài.
6.3. Sản phẩm giao nộp:
– Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt và các báo cáo chuyên đề;
– Bộ chỉ tiêu giám sát hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt;
– Dự thảo phiếu đánh giá kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt.
6.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng./.
(Thanh Loan- VP NAWAPI
Nguồn: Ban KHCN&HTQT)