Trước đây và hiện nay vấn đề ô nhiễm nước dưới đất đã và đang được các nhà khoa học ở Việt Nam đặc biệt quan tâm, đã có rất nhiều đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nhiễm mặn, xâm nhập mặn là trường hợp riêng của ô nhiễm nước dưới đất, trong đó muối là chất gây ô nhiễm. Xâm nhập mặn nước dưới đất xảy ra ở các vùng đồng bằng ven biển, dải cồn cát ven biển và các hải đảo… do tác động của con người và các yếu tố biến đổi tự nhiên của môi trường.

Hiện nay, mức độ xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào sâu khu vực nội đồng dao động ở mức 40-60 km, với tỉ lệ độ mặn từ 1-3 phần nghìn, có nơi lên đến 5-6 phần nghìn và dự báo sẽ còn tăng cao.
Vấn đề này đã và đang được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển kinh tế – xã hội.
Việc nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu là vô cùng cần thiết với xu hướng biến đổi khí hậu diễn ra ngày một mạnh mẽ như hiện nay như xác định được các điều kiện áp dụng, phương pháp áp dụng và yêu cầu cần phải giải quyết, kết quả phải đạt được của từng giải pháp; nêu bật được khả năng có thể khai thác của các tầng chứa nước đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp với kết quả phân tích dự báo nhu cầu khai thác sử dụng; từ đó đề xuất giải pháp khai thác hạn chế xâm nhập mặn nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long.
(Hải Lý)