Hội thảo khoa học Triển khai IWRM ở Đông Nam Á (IWRM – Quản lý tổng hợp nguồn nước)

Sáng ngày 04-03-2018, trong khuôn khổ tuần lễ nước Việt Nam VACI2018, tại Trung tâm Hội nghị Almaz đã diễn ra Hội thảo khoa học “Triển khai IWRM ở Đông Nam Á ( IWRM – Quản lý tổng hợp nguồn nước)”. Chủ trì Hội thảo có tiến sĩ Lê Văn Minh – là chủ tịch Việt Nam về quan hệ hợp tác nước Toàn cầu tại Việt Nam và Giáo sư Nidal Salim – Giám đốc Viện Môi trường Nước và Sức khoẻ tại Thụy Sĩ với 7 vấn đề được đề cập và thảo luận từ các chuyên gia đến từ Đức, Ấn Độ, Parkisxtan, Việt Nam.

Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước (IWRM) đã được công nhận trên toàn thế giới như là một cách tiếp cận quan trọng để quản lý hiệu quả hơn các nguồn nước ngày càng khan hiếm. Nhiều nước trong khu vực châu Á đã chấp nhận và (hoặc) thông qua IWRM như là một chiến lược để quản lý nước bền vững và một số tổ chức phát triển quốc gia, quốc tế vẫn tiếp tục ủng hộ việc thực hiện nó. Tuy nhiên, có những diễn giải khác nhau về cách tiếp cận này. Một số quốc gia chú trọng vào khái niệm hóa và chuẩn bị các kế hoạch IWRM, trong khi một số khác tập trung vào việc đảm bảo rằng IWRM được thực hiện tốt bất kể những bất cập trong các quy trình và hình thức quy hoạch hiện tại. Cuối cùng, thách thức là làm thế nào để đưa IWRM vào thực tiễn.

Các vấn đề thảo luận tại Hội thảo:

1. Thực hiện IWRM ở Việt Nam

2. Thực hành quản lý tốt nhất để giảm thiểu dòng chảy mặt ở miền Trung Việt Nam

3. Các giải pháp nước thông minh: nghiên cứu điển hình từ vùng Vịnh Bengal

4. Kế hoạch quản lý tổng hợp đầu nguồn (IWMP) cho lưu vực đầu nguồn Powoor (Quận Yarkhoon Valley Chitral, Pakistan)

5. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông: Dự án IWRM Việt Nam

6. Mô phỏng hoạt động của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

7. Phân tích xu thế thay đổi các thành phần cân bằng nước trên lưu vực sông La Vĩtỉnh Bình Định.

Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất từ ​​Hà Lan, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam để cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách thức IWRM đã được thực hiện ở Châu Á và đề xuất một số bước hữu ích có thể được các nước khác xem xét trong việc áp dụng và thích ứng IWRM với bối cảnh tương ứng .