PHƯƠNG PHÁP PHÂN CHIA VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CÁC PHÂN VỊ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN P3

4. Đánh giá đặc điểm vật lý của các thành tạo chứa nước, các đặc trưng về lượng và chất của nước dưới đất

 Các thông số vật lý của các thành tạo chứa nước bao gồm: chiều dày tầng chứa nước, chiều sâu đáy và mái tầng chứa nước, hệ số thấm (hoặc hệ số dẫn ), hệ số nhả nước của đất đá chứa nước… Chúng có ý nghĩa rất quan trọng, là những điều kiện quyết định mức độ giầu nước, xác định điều kiện khai thác nước dưới đất…

 Các  đặc trưng về lượng nước dưới đất gồm có: Chiều sâu mực nước cách mặt đất, chiều cao áp lực đối với tầng chứa nước có áp, lưu lượng hoặc tỷ lưu lượng của các xuất lộ nước tự nhiên và nhân tạo…

 Các đặc trưng về chất nước dưới đất gồm có: Độ tổng khoáng hóa, các ion cơ bản gồm: Na+, Ca+2,Mg+2, Cl, HCO3,CO3-2,SO4-2… các nguyên tố vi lượng và các thành phần đặc trưng khác như : pH, Eh, COD…

 Đánh giá mỗi một đặc trưng kể trên được thực hiện bằng cách thống kê đơn giản  với trình tự như sau: sắp xếp các giá trị của mỗi một đặc trưng thành chỗi theo thứ tự giảm dần, loại bỏ các sai số thô (quá nhỏ hoặc quá lớn ), tính toán các giá trị: trung bình số học, khoảng biến thiên, số trung vị.

 Giá trị trung bình số học đơn giản xác định bằng cách chia tổng các lượng biến (theo một tiêu thức nào đó) cho số đơn vị tổng thể theo công thức sau :

DL3

Số trung vị được xác định theo các cách sau đây:

Nếu số đơn vị tổng thể là số lẻ thì số trung vị sẽ chính là trị số của số quan sát ở vị trí chính giữa. Khi đó dãy số lượng biến được chia thành 2 phần (phần trên và phần dưới số trung vị) và mỗi phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau.

Nếu số đơn vị tổng thể là số chẵn thì số trung vị sẽ là trung bình cộng của 2 số quan sát ở vị trí chính giữa .

DL4

5. Lời kết.

Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất thường phải thực hiện khối lượng công tác tại thực địa rất lớn với chi phí rất cao. Các công trình khảo sát thực địa có thể bị mất hoặc lãng quên, song chỉ còn báo cáo là tồn tại để sử dụng cho muôn đời. Trong đó, việc phân chia đúng đắn lãnh thổ nghiên cứu ra các đơn vị chứa nước và không chứa nước, đánh giá chính xác mức độ giầu nước và các đặc trưng của chúng là các vấn đề cốt lõi.

Người viết bày này hy vọng nó sẽ được quan tâm chú ý đúng mức để mồ hôi của những người khảo sát không bị đổ xuống một cách lãng phí mà tạo nên được các báo cáo, các bản đồ tài nguyên nước dưới đất  có chất lượng, có ý nghĩa sử dụng cho muôn đời./.

(PGS.TS. Nguyễn Văn Đản)