Hội thảo “Một số định hướng trong xây dựng bộ công cụ đánh giá tài nguyên nước – đất trong khuôn khổ dự án nghiên cứu ViWat”

IMG_9395_FILEminimizerSáng ngày 06 tháng 3 tại trụ sở Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã tổ chức Hội thảo ”Một số định hướng trong xây dựng bộ công cụ đánh giá tài nguyên nước – đất trong khuôn khổ dự án nghiên cứu ViWat “. Tham dự hội thảo có ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG, bà Christiane Molt điều phối dự án IGPVN, ông John Shipp – chuyên gia cấp nước Dự án cấp nước an toàn vùng ĐBSCL, cùng các chuyên gia tài nguyên nước và lãnh đạo các Ban, đơn vị trực thuộc Trung tâm.

Ông Vũ Thanh Tâm – Trưởng ban Khoa học, Công nghệ và hợp tác quốc tế đã trình bày một số định hướng trong xây dựng bộ công cụ đánh giá tài nguyên nước – đất.

Sau khi nghe báo cáo, ông Nguyễn Văn Đản – Chuyên gia tài nguyên nước cho rằng: Với mô hình cấu trúc, chúng ta nên điều chỉnh cập nhật theo số liệu về bề dày, phân bố tầng chứa nước của lỗ khoan từ năm 2010 đến năm 2018, đồng thời cần xem xét sự bổ cập nước từ phía trên.

IMG_9383_FILEminimizer

Tiếp đó ông Đặng Đình Phúc – Chuyên gia tài nguyên nước góp ý: Cần tìm được điều kiện biên của mô hình, vấn đề chọn phạm vi mô hình là rất quan trong, thông thường thì biên mô hình sẽ trùng với biên vật lý, khi biên của mô hình không trùng với biên vật lý thì phải mở rộng biên mô hình đó ra. Ở Đồng bằng sông Cửu Long thường lấy đường biển là đường biên của mô hình nhưng chúng ta nên mở rộng đường biên đó ra. Muốn chỉnh các đường biên thì cần phải có các giếng ở ven bờ của các đường biên, khi ta chạy mô hình thì ta cần phải chỉnh lý khoảng cách sao cho hợp lý. Theo ông Đặng Đình Phúc khi chạy mô hình chúng ta cần đưa hết kênh rạch vào và mô phỏng tầng holocene. Vì tầng này tác động trực tiếp tới nước mặt, các yếu tố khí tượng thủy văn và bản thân tầng Holocene cũng là tầng mặn. Khi chúng ta làm mô hình mà không chú ý đến tầng này thì mô hình chúng ta làm không có giá trị.

Sau khi nghe góp ý của các chuyên gia, ông Vũ Thanh Tâm đã tổng kết lại: đến nay đã có nhiều mô hình cả nước mặt và nước dưới đất được xây dựng cho vùng ĐBSCL trong khuôn khổ các đề tài, đề án khác nhau. Phần nhiều trong số đó là không thể tiếp cận được, do vậy, khả năng ứng dụng thực tiễn phục vụ cho công tác điều tra, đánh giá, quy hoạch, quản lý TNN là rất hạn chế.

IMG_9324_FILEminimizer

Mô hình GMS dòng chảy nước dưới đất vùng ĐBSCL do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam xây dựng trong khuôn khổ Dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến TNNDĐ vùng ĐBSCL, đề xuất giải pháp ứng phó” (2013), đã bước đầu được sử dụng cho công tác đánh giá, dự báo tài nguyên NDĐ. Mô hình này đã được các chuyên gia của BGR xem xét và đánh giá chi tiết từ bước lập mô hình khái niệm, thiết kế mô hình, xác định điều kiện biên, xác lập vùng dựng mô hình cho đến phần hiệu chỉnh mô hình. Đồng thời, chuyên gia BGR đã tiến hành phân tích thống kê và kiểm tra độ tin cậy của mô hình khi dùng để dự báo mực nước dưới đất.

IMG_9375_FILEminimizer

Cùng với ông Đặng Trần Trung – Phó Giám đốc Trung tâm Cảnh báo và Dự báo TNN, Dự án IGPVN đã đề xuất một số phương án nhằm cải thiện chất lượng của mô hình như: mở rộng phạm vi mô hình nhằm điều chỉnh và xác lập lại điều kiện biên, hiệu chỉnh lại mô hình bằng các số liệu quan trắc mực NDĐ mới cập nhật ở vùng ĐBSCL để phục vụ dự báo ngắn hạn. Ông Phạm Văn Hùng thay mặt cho nhóm nghiên cứu của Đại học Utrecht (Hà Lan) đã giới thiệu một mô hình nước dưới đất mới được xây dựng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng gói phần mềm iMOD. Ngoài dòng chảy nước dưới đất, mô hình này còn tích hợp cả dòng chảy phụ thuộc tỉ trọng (đánh giá và dự báo xâm nhập mặn) và sụt lún mặt đất có thể do nguyên nhân khai thác nước dưới đất

(TTDLTNN).