Nhan, Quy PHAM 1; Huan, Ngoc TRAN 1; Khoa, Van Le THI 1
Anh, Bao NONG 1 and Martine RUTTEN 2
1 Hanoi University of Natural Resources and Environment, Vietnam
2 Delft University of Technology, The Netherlands
Hệ sinh thái đang cung cấp một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho sự thịnh vượng và lợi ích kinh tế – xã hội của quốc gia; nhưng nghịch lý là nguồn cung đó lại đang phải chịu tổn hại năng nề vì sự lạm dụng của con người. Các nhà nghiên cứu và các tổ chức trên toàn toàn thế giới đang làm việc không ngừng nghỉ để bảo đảm tính bền vững của tự nhiên; và bất kì phương pháp khoa học nào được sử dụng nhằm bảo tồn hệ sinh thái đều bắt đầu bằng việc phân tích các dữ liệu.
Liên quan đến vấn đề này, thì dữ liệu quan trắc đã thể hiện được sự quan trọng đặc biệt của nó trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch trên toàn thế giới nói chung và địa phương nói riêng. Trong thực tế dữ liệu quan trắc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạch định chính sách và quản lý tài nguyên thiên nhiên dưới sự can thiệp ngày càng phức tạp của con người. Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt ưu tiên phát triển mạng lưới quan trắc quốc gia, thời gian gần đây việc cải tiến kỹ thuật đã làm thay đổi phương pháp tiếp cận của ngành quan trắc nguồn nước trong nước. Ngoài việc trình bày tổng quan về các phương pháp quan sát mặt đất đã được sử dụng ở Việt Nam, thì bài nghiên cứu này cũng trình bài thêm nhiều kỹ thuật khác như sử dụng vệ tinh viễn thám, cảm biến, khoa học dân sự, và mối liên kết của các phương pháp đó. Trong bài nghiên cứu này cũng phân tích cụ thể sự chênh lệch của những ứng dụng này tại Việt Nam và những nơi đã được áp dụng phương pháp này trên thế giới.
Hình 1: Quy hoạch tổng thể tài nguyên quốc gia và môi trường trong ba thời kỳ