Các hậu quả ngoài ý muốn từ các đập và hồ chứa

Một nhóm các nhà khoa học về hạn hán quốc tế cho thấy rằng trong khi nhiều đập và hồ chứa được xây dựng, hoặc mở rộng, để giảm bớt hạn hán và thiếu nước, những việc này lại còn có thể làm cho tình trạng trên trở nên tồi tệ hơn. Nghiên cứu được công bố trên Nature Sustainability.

Xây dựng đập và hồ chứa là một trong những phương pháp phổ biến nhất để đối phó với tình trạng hạn hán và thiếu nước. Mục đích chính là: hồ chứa có thể lưu trữ nước trong thời gian nhiều nước, và sau đó điều tiết lại lượng nước trong thời gian khô hạn. Như vậy, các hồ chứa có thể ổn định lượng nước sẵn có, qua đó đáp ứng nhu cầu về nước và giảm tình trạng thiếu nước. Nhóm nghiên cứu mới được dẫn dắt bởi giáo sư Giuliano Di Baldassarre tại Đại học Uppsala. Bài báo của họ cho thấy khả năng hồ chứa trữ nước tăng lên cũng có thể dẫn đến những tác động không mong muốn trong dài hạn, và ngược lại, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước.

Các tác giả cho rằng có hai hiện tượng cần được xem xét khi mở rộng hoặc quy hoạch các hồ chứa: chu trình cung cấp – trữ nước và hiệu ứng hồ chứa.

Chu kỳ cung cấp – trữ nước mô tả các trường hợp các hồ chứa tăng lên về số lượng dẫn đến nhu cầu nước cao hơn, có thể nhanh chóng bù đắp những lợi ích ban đầu của các hồ chứa. Những chu kỳ này có thể được xem như một hiệu ứng hồi phục, cũng được biết đến trong kinh tế môi trường như nghịch lý của Jevon: vì có nhiều nước hơn, tiêu thụ nước có xu hướng tăng lên. Điều này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn: có thể giải quyết tình trạng thiếu nước mới bằng cách mở rộng thêm lưu trữ hồ chứa để tăng khả năng cung cấp nước, cho phép tiêu thụ nhiều nước hơn, cho đến khi tình trạng thiếu hụt tiếp theo … có thể khai thác không bền vững tài nguyên nước và suy thoái môi trường.

Hiệu ứng hồ chứa mô tả trường hợp phụ thuộc quá mức vào các hồ chứa làm tăng khả năng thiệt hại do hạn hán và thiếu nước. Việc mở rộng các hồ chứa thường làm giảm ưu tiên cho sự chuẩn bị và các hành động thích hợp, do đó làm tăng các tác động tiêu cực của tình trạng thiếu nước. Hơn nữa, thời gian mở rộng các hồ chứa, có thể tạo ra sự phụ thuộc cao hơn vào tài nguyên nước, làm tăng tính dễ bị tổn thương xã hội và thiệt hại kinh tế khi tình trạng thiếu nước xảy ra.

Nghiên cứu mới cũng cung cấp các hàm ý chính sách. Các tác giả cho rằng nỗ lực tăng nguồn cung cấp nước để đối phó với nhu cầu nước ngày càng tăng, được thúc đẩy bởi sự gia tăng cung cấp, là không bền vững. Do đó, họ đề xuất ít phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng nước lớn, chẳng hạn như đập và hồ chứa, và nhiều nỗ lực hơn trong các biện pháp bảo tồn nước. Nói cách khác, đối phó với tình trạng hạn hán và thiếu nước bằng cách giảm lượng nước tiêu thụ, thay vì (thúc đẩy tiêu thụ) tăng nguồn cung cấp nước. Trong khi nhiều chuyên gia nước sẽ đồng ý với khuyến nghị chung này, nhiều đập và hồ chứa vẫn đang được xây dựng hoặc đề xuất ở nhiều nơi trên thế giới.

Cuối cùng, các tác giả cho rằng “chúng ta phải tăng khả năng cung cấp nước để đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng”, vẫn còn phổ biến vì có những khoảng trống kiến thức chính trong nghiên cứu động lực được tạo ra bởi sự tương tác giữa nguồn nước, xã hội và cơ sở hạ tầng. Vì vậy, họ đề xuất một chương trình nghiên cứu liên ngành để làm sáng tỏ những ảnh hưởng lâu dài (bao gồm cả những hậu quả ngoài ý muốn) của các hồ chứa, và các loại cơ sở hạ tầng nguồn nước khác, trên sự phân bố không gian của cả nước và nhu cầu sử dụng.

Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2018/11/181113141804.htm