Nhật Bản đến Cần Thơ đàm phán về cơ hội hợp tác xử lý nước thải

99(TN&MT) – Ngày 15/12/2010, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn đã tiếp và làm việc với đoàn Uỷ ban TP. Cobe và Cty Cobelco Eco- Solutions, Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản về vấn đề xử lý nước thải và cơ hội hợp tác.

Thông tin từ cuộc giao tiếp này cho biết vừa qua Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Bộ giao thông vận tải Nhật Bản đã ký hiệp định về việc hỗ trợ cho Việt Nam về cấp thoát nước và xử lý nước thải. Cty Cobelco Eco – Solutions – Nhật Bản đã có kinh nghiệm 60 năm về xử lý cấp thoát nước. Cty này đại diện cho TP. Kobe đến với Việt Nam mà trong đó là TP. Cần Thơ để xử lý nước cấp và nước thải với hình thức chính phủ và doanh nghiệp cùng nhau xử lý.

“Tại Nhật Bản, chất thải và nước thải thải là rất lớn vì lẽ đó mà chúng tôi có những kỹ thuật mới là xử lý nước cấp và nước thải bằng năng lượng, bùn khí được dùng làm biogas” – Ông Tetsuo Hamaguchi, Giám đốc Sở quản lý sông và các công trình nước thải, văn phòng các dự án xây dựng công ích, TP. Kobe, nói. Hiện tại TP. Kobe có 06 nhà máy xử lý nước thải, không có tình trạng chôn lấp chất thải, gần đây thành phố này đã tái sử dụng tro đốt từ rác thành Plasma và thủy tinh và còn làm biogas từ bùn. Theo ông Tetsuo Hamaguchi: xử lý rác bằng cách đốt ở nhiệt độ từ 800 – 1.200 độ C sẽ tạo ra tro và đốt ở nhiệt độ cực cao (khoảng 1.200 độ C trở lên) sẽ chảy thành Plasma và khi đốt một lần nữa với nhiệt độ cực cao như vậy sẽ thành thủy tinh. Đây cũng là phương án mà Nhật Bản vẫn áp dụng và Cty Cobelco Eco- Solutions là nơi đầu tiên tạo ra biogas đầu tiên của Nhật Bản.

            Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn đã trao đổi về tình trạng ô nhiễm môi trường ở TP. Cần Thơ hiện đang rất nghiêm trọng. Điều kiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn. Xử lý nước thải là vấn đề rất quan trọng đối với TP. Cần Thơ. Ông Sơn mong muốn phía Nhật Bản hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm xử lý nước thải, chất thải trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian tới. Phía Nhật Bản đã nêu những tiêu chí chú trọng trong xây dựng nhà mày xử lý nước thải, phải có ít nhất gồm 05 nhóm người biết về xây dựng; biết về máy móc; biết về điện; biết về hóa học và trực tiếp vận hành máy móc. Ngoài ra còn cần người quản lý có tầm nhìn xa.

Được biết, sau cuộc đàm phán này phía Nhật Bản sẽ khảo sát thực tế nhà máy thoát nước và xử lý nước thải Cái Sâu. Hai bên sẽ còn tiếp tục bàn bạc để có thể đạt được sự đồng thuận và mở ra lộ trình hợp tác trong thời gian tới.

 

 

 

(Theo Tainguyenmoitruong.com.vn)