Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của lĩnh vực tài nguyên nước

  1. Đặt vấn đề

Nước là tài nguyên quý giá, là tư liệu thiết yếu của cuộc sống con người. Không có nước không có sự sống. Nước sạch là nhu cầu không thể thiếu cho sinh hoạt. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, sản xuất công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho thủy điện và giao thông thủy. Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự duy  trì sự bền vững của môi trường. Tài nguyên nước có hạn lại dễ bị tổn thương. Bên cạnh những mặt có lợi, nước có thể gây tai họa cho con người và môi trường. Nước có tầm quan trọng đặc biệt đến mức, thế giới đã tiên đoán thế kỷ 21 sẽ có những cuộc chiến vì tranh chấp nguồn nước. Rất nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế diễn ra về chủ đề nước. Hàng năm, Liên Hợp Quốc đều chọn 1 ngày làm ngày nước thế giới.

Theo các kết quả nghiên cứu, đến nay đã xác định được tài nguyên nước của nước ta không lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bền vững như sau: Thứ nhất, hầu hết các sông chính ở nước ta là sông quốc tế, lượng nước mặt từ ngoài lãnh thổ chảy vào là chính nên tài nguyên nước của nước ta phụ thuộc và chịu tác động rất lớn từ phía các quốc gia ở thượng lưu, gây ra các diễn biến bất thường về lưu lượng, chế độ thủy văn, và chất lượng nước. Thứ 2, tài nguyên nước phân bố rất không đều theo cả không gian và thời gian. Về không gian, khoảng 60% lượng nước mặt tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (lưu vực sông Mê Công), toàn bộ phần lãnh thổ còn lại chỉ có khoảng 40%; còn về thời gian, đến 80% lượng nước tập trung vào mùa mưa lũ gây bất lợi cho việc quản lý và khai thác sử dung. Thứ 3, trong vài chục năm nay, sự tăng trưởng kinh tế cao và gia tăng dân số đã gây những áp lực lớn đối với tài nguyên nước: nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng;  ô nhiễm các nguồn nước trên mặt và dưới đất ngày một lớn cả về mức độ và quy mô. Thứ 4, tác động của biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng mạnh đến tài nguyên nước.

Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá tài nguyên nước trở nên cấp thiết, phải đẩy mạnh, đòi hỏi có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng.

2.Thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học lĩnh vực  tài nguyên nước

Đội ngũ cán bộ khoa học lĩnh vực tài nguyên nước hiện nay với nhiều chuyên ngành khác nhau của lĩnh vực tài nguyên nước. Bên cạnh nhiều mặt  tốt, còn có một số hạn chế như sau:

Đội nghũ cán bộ khoa học lĩnh vực tài nguyên nước hiện nay tuy đông nhưng hẫng hụt về độ tuổi. Các cán bộ sinh ra từ những 60 có rất ít, 70 không nhiều lắm, chủ yếu là những năm 80 và 90. Đây là sự hẫng hụt, hạn chế tính chuyển tiếp giữa các thế hệ.

Một số chưa được đào tạo bài bản, kỹ năng làm việc thực tế yếu, kỹ năng viết chưa tốt (ngại viết, viết không đạt yêu cầu), kỹ năng truyền đạt giao tiếp kém.

Đại đa số cán bộ khoa học, tuổi đời còn rất trẻ, chưa được kinh qua thực tế nhiều nên còn lúng túng khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, một số được bố trí ở bộ máy  quản lý còn lúng túng trong việc chỉ đạo, điều hành, kiểm tra.

Cán bộ khoa học tài nguyên nước hiện nay chủ yếu được đào tạo theo 2 lĩnh vực: thủy văn và địa chất thủy văn. Trước đây thuộc 2 nghành khác nhau, nay được hợp nhất lại nên chưa được hòa nhập, các kỹ sư thủy văn ít có kiến thức về địa chất thủy văn và ngược lại, nên còn lúng túng trong việc thực hiện các nhiệm vụ điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước.

3. Các yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học lĩnh vực tài nguyên nước

Về phương châm cần tăng cường quy mô đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra. Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao…Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; giải pháp  phòng, chống tác hại do nước gây ra; công nghệ xử lý nước thải; giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp sử dụng kết hợp nước mặt và nước dưới đất; xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông.

Về tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn của một cán bộ làm công tác khoa học nói chung là phải có tài và có đức. Nay xin không bàn về đức, mà chỉ bản về tài  mà được nói gọn bằng mấy từ: “ Làm được, viết được và nói được”.

Về kỹ năng làm việc là khả năng thao tác, thực hiện các công việc nghiên cứu ở ngoài thực địa. Khoa học về tài nguyên nước là khoa học thực nghiệm. Các công trình điều tra đánh giá, nghiên cứu đều phải thực hiện trên cơ sở thi công các công trình nghiên cứu, thí nghiệm ngoài thực địa như lộ trình khảo sát, khoan-khai đào, đo đạc, thí nghiệm-thấm, quan trắc … vào các nguồn nước khác nhau. Dựa trên các kết quả thu được mới viết thành các báo cáo. Công tác thực địa có tốt thì báo cáo mới tốt. Khi học tập, các sinh viên đều được nhà trường tổ chức thực tập thực tế mỗi khóa từ 1đến 2 lần, song thực tế hiện nay chỉ đạt ở mức là cho cưỡi ngựa để xem hoa nở. Do vậy, khi bước vào nghề, các kỹ sư rất lúng túng thực hiện thi công ngoài thưc địa. Cần phải rèn luyện kỹ năng này cho các kỹ sư ở giai đoạn đầu bước vào nghề. Mỗi kỹ sư cần thành thạo tối thiểu 2 – 3 dạng các công tác thực địa khác nhau.

Về kỹ năng viết là việc chuyển các kết quả nghiên cứu thành văn bản để truyền bá và lưu trữ sử dụng về sau. Kỹ năng viết của người cán bộ  khoa học được rèn luyện từ khi là sinh viên thông quan việc viết chuyên đề, tiểu luận, đồ án, khóa luận…Khi bước vào nghề, người cán  bộ khoa học phải tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết, nâng dần mức độ phức tạp và tính quan trọng của bài viết theo  mức độ tích lũy kinh nghiệm và sự trưởng thành theo trình tự sau:

  • Kỹ sư mới ra trường có thể tham gia viết một phần của báo cáo sản xuất;
  • Khi đã đủ kinh nghiệm có thể viết cả báo cáo sản xuất hoặc viết một số phần đồng thời quán xuyến việc thành lập báo cáo sản xuất (chủ biên), có thể được giao làm chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở;
  • Khi có trình độ cao hơn ( thạc sỹ, kỹ sư chính) có thể viết các báo cáo khoa học, bài báo khoa học, chủ nhiệm báo cáo sản xuất lớn, chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ;
  • Trình độ cao hơn nữa (tiến sỹ, kỹ sư cao cấp) có thể viết hướng dẫn, quy trình quy phạm, viết sách chuyên khảo, viết giáo trình, chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước.

Về kỹ năng nói là sự truyền đạt các kết quả nghiên cứu, các ý tưởng…cho các đối tượng khác nhau, do đó phải có khoa nói tốt: rõ ràng, rành mạch, dễ nghe, dễ hiểu; người nghe hào hứng, cuốn hút.Trong trường học, sinh viên đều được rèn luyện kỹ năng nói  thông qua báo cáo chuyên đề, tiểu luận; báo cáo bảo vệ đồ án tốt nghiệp, nay ra công tác cần tiếp tục rèn luyện kỹ năng nói.

Về giải pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học lĩnh vực tài nguyên nước có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi thời gian và áp dụng các giải pháp hữu hiệu. Một là, hoàn thiện quy trình đào tạo. Các cơ sở đào tạo chuyên nghành tài nguyên nước, những năm đầu cần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cả về thủy văn và địa chất thủy văn, sau đó và nhất là những năm cuối  mới phân ngành để đi sâu vào 1 trong 2 lĩnh vực; mặt khác cần gắn kết hơn giữa đào tạo với thực tế. Hai là, hoàn thiện xây dựng tiêu chuẩn, trình độ cán bộ khao học.  Hiện nay đang áp dụng các bậc và ngạch đối với cán bộ khoa học, cần gắn với tiêu chuẩn và nghĩa vụ cho mỗi ngạch cán bộ khoa học, cụ thể là: Kỹ sư có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phải được giao làm chủ nhiệm các đề án sản xuất nhỏ, chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sơ, tham gia viết báo cáo các đề án lớn; Kỹ sư chính phải có trình độ ít nhất thạc sỹ phải được giao làm chủ nhiệm các đề án sản xuất lớn, chủ nhiệm đề tài khoa học-công nghệ cấp Bộ; Kỹ sư cao cấp phải có trình độ tiến sỹ, phải được giao làm chủ nhiệm đề án Chính phủ, chủ nhiệm đề tài khoa học-công nghệ cấp Nhà Nước. Ba là, tổ chức, xắp xếp các tổ chức sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng tập chung, giảm bớt các đầu mối, trước mắt là các đơn vị sự nghiệp ở các tổ chức chủ yếu của nghành nước như Cục Quản lý tài nguyên nước, Trung tân Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia.

Cán bộ khoa học lĩnh vực tài nguyên nước có rất nhiều nghĩa vụ, song cần đi đôi với quyền lợi.  Đề nghị Nhà nước có những chế độ, chính sách hợp lý nhằm đảm bảo đời sống cho họ để thu hút được nhiều nhân tài cống hiến cho ngành./.

Tác giả: PGS.TS. Ngyễn Văn Đản, Hội Địa chất thuỷ văn Việt Nam