Tìm kiếm nguồn nước sạch cho người dân vùng cao khan hiếm nước – hiệu quả và ý nghĩa?

Câu hỏi: Tìm kiếm nguồn nước sạch cho người dân vùng cao khan hiếm nước – hiệu quả và ý nghĩa?

Trả lời:

Nước dưới đất là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Thiếu nước sạch và nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn đang là một trong những thách thức lớn tại Việt Nam hiện nay, nơi có đến 20% dân số vẫn đang phải sống trong điều kiện thiếu vệ sinh, theo số liệu thống kê mới được công bố gần đây của Bộ Y tế. Thậm chí theo UNICEF, tỷ lệ này còn cao hơn, ở mức 26,2%, tức cứ 4 người dân Việt Nam, có 1 người đang sống trong điều kiện không hợp vệ sinh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Tỷ lệ người dân Việt Nam được tiếp cận với nước sạch và hợp vệ sinh từ năm 1990 đến 2006 là 59% và 47%. Tuy nhiên nếu xem xét con số thống kê của Bộ Y tế vào năm 2006, chúng ta sẽ thấy 52% người sống ở nông thôn được tiếp cận với nước hợp vệ sinh, chỉ có 15% người được tiếp cận với nước sạch đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nếu nhìn vào tình trạng nhà vệ sinh, trong khi 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh thì chỉ có 18% số này có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn. Nếu nhìn vào trường học, chỉ có 65% các trường trên toàn quốc được tiếp cận với nước hợp vệ sinh và 11% có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn.

Tại nhiều vùng nông thôn và vùng xa ở Việt Nam hiện nay, người dân vẫn chủ yếu lấy nước từ các nguồn nước mặt hoặc giếng nông không hợp vệ sinh.Việc tiếp cận với nước sạch là hết sức khó khăn, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa và nông thôn. Những bệnh có liên quan đến nước là nguyên nhân gây ra bệnh tật ở trẻ và người lớn, khiến trẻ không được đến trường do ốm đau, bị đi ngoài do uống nước không sạch. Phần lớn nước ở các vùng nông thôn Việt Nam bị ô nhiễm.Người dân lấy nước từ nguồn nước mặt, nước giếng đào nông. Phần lớn các nguồn nước này đều nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút…

Việc thiếu nước sạch và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ em Việt Nam.Phần đông trẻ ở Việt Nam hiện nay đều bị các bệnh về giun sán.Giun sán và tiêu chảy cũng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam. Các bệnh từ nước có thể coi là đang rất phổ biến với 44% trẻ em bị nhiễm giun kim, giun móc. Và đây chính là nhân tố chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Cũng theo tính toán của Bộ Y tế, nếu tất cả các gia đình đều có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn thì tỷ lệ trẻ em bị nhẹ cân giảm xuống 1 đến 10%, tỷ lệ trẻ em bị thấp còi sẽ giảm từ 4 đến 16%. Hiện tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở Việt Nam vào năm 2013 là 20,5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 30,8%.

Thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2008 cho thấy có 20.000 người Việt Nam bị chết hàng năm do nguyên nhân từ nước ô nhiễm và mất vệ sinh.

http://nawapi.gov.vn/http://localhost/nawapinew/wp-content/uploads/2018/01/1II.jpg 

Công nhân vệ sinh môi trường đang làm sạch một con kênh ở Hà Nội 

Nhận biết được tầm quan trọng của nước sạch với sức khỏe, từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, chính phủ Việt Nam, với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, UNICEF,… đã thực hiện các dự án cung cấp nước sạch cho người dân, các chương trình xây dựng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa. Mục tiêu mà chính phủ đưa ra là đến năm 2020, sẽ có 100% người dân nông thôn có nước sạch.Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu 100% trường tiểu học và mẫu giáo có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn vào năm 2010.

Theo các chuyên gia của Liên hiệp quốc, đây là những mục tiêu khá tham vọng của Việt Nam. Nhưng để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, đảm bảo sức khỏe của người dân và phát triển bền vững, Việt Nam có lẽ không còn con đường nào khác ngoài việc phải nỗ lực để đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra.

– Vùng cao tập trung chủ yếu các dân tộc ít người, tỷ lệ được cung cấp nguồn nước sạch thấp;

– Một số mô hình đã thực hiện dùng nước mặt, nước mưa cấp nước sinh hoạt trong mùa khô (hồ treo) nhưng hiệu quả thấp, việc sử dụng nước dưới đất có hiệu quả hơn (thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; các vùng đã điều tra đánh giá nước dưới đất đã thực hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung);

– Các vùng núi cao mức độ phát triển kinh tế thường thấp, năng lực nguồn vốn và kỹ thuật của địa phương không đáp ứng được việc thực hiện các dự án điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất;

– Do đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rừng hầu hết đã khai thác chưa kip tái sinh hoặc trồng nên nguồn nước mặt tại các vùng cao thường chỉ có trong mùa mưa, vào mùa khô thường không có hoặc không đăp ứng cho nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt. Do vậy cần điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt cho các vùng cao, vùng khan hiếm nước, để thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng”ở các khu vực vùng cao;

– Công tác điều tra, đánh giá nước dưới đất phục vụ cấp nước cho nhân dân ở các tỉnh miền núi nói chung trong đó có các vùng cao đặc biệt khó khăn đã được chính phủ giao cho ngành địa chất thực hiện từ những năm 90 thông qua kế hoạch điều tra địa chất hàng năm. Kết quả đã lắp máy bơm điện để khai thác, có bể chứa nước và bàn giao trực tiếp các công trình cấp nước cho các địa phương, kịp thời đáp ứng một phần nhu cầu cấp thiết về nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, so với số vùng, số dân còn chưa có nước sạch để sử dụng cần phải điều tra đáp ứng thì những kết quả trên còn rất nhỏ;

Dự án mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực về quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đáp ứng không nhỏ về mặt kinh tế cho nhân dân định cư, cũng như các lực lượng an ninh – quốc phòng đóng tại các vùng cao, vùng biên giới.

Kết quả của dự án mang lại giá trị to lớn đối với người dân, làm giảm bớt những khó khăn cho cuộc sống vốn đã thiếu thốn, vất vả của người dân ở các vùng cao, vùng khan hiếm nước khu vực miền Trung, từ đó làm cho người dân dần dần ổn định cuộc sống, thêm vững tin vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tích cực góp sức mình trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội. Kết quả của dự án cũng là một hành động thiết thực góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.