Quan hệ thủy lực giữa nước mặt và nước dưới đất ở Việt Nam hiện tại có thể hiểu như thế nào?

Từ năm 1895 người Pháp đã khoan những giếng khoan khai thác nước ngầm, lấy nước từ tầng chứa nước cát cuội sỏi Pleistocene tại Yên Phụ để cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt ở Hà Nội. Mặc dù là khai thác NDĐ, nhưng hệ thống khai thác một tỷ lệ không nhỏ nước sông Hồng trong tổng công suất khai thác của mình. Về sau phát triển một loạt NMN khác: Đồn Thủy(1931), Bạch Mai (1936), Ngọc Hà (1939), Ngô Sĩ Liên (1944), Gia Lâm-Hà Nội (1953), mà lượng nước cuốn theo từ sông và các khối nước mặt không nhỏ, và phụ thuộc vào khoảng cách và đặc tính thủy lực của các lớp trầm tích lòng dòng chảy mặt hoặ cao hồ…

Trong tất cả các công tác điều tra khảo sát lập bản đồ ĐCTV và báo cáo tổng kết nêu trên đều cho rằng nước tầng chứa nước không áp trên cùng đề có quan hệ thủy lực chặt chẽ với nước mặt là sông, ao hồ đầm, sức cản thủy lực phụ thuộc vào các thông số của tầng chứa nước chính (hệ số dẫn nước và chiều dày và hệ số thấm của lớp trầm tích đáy lòng sông ao hồ đầm…) và thể hiện qua hệ số thấm xuyên. Tương tự như vậy, đối với các tầng chứa nước có áp bên dưới cũng được cho là có quan hệ thủy lực với nước mặt và thể hiện qua hệ số thấm xuyên (nhưng là thông số phụ thuộc không những vào chiều dày và hệ số thấm của lớp trầm tích bùn đáy lòng sông ao hồ và hệ số dẫn nước của tầng đang nghiên cứu, mà còn vào chiều dày và hệ số thấm của các lớp thấm tốt và thấm yếu bên trên chúng). Thông số này được các tác giả sử dụng trong xử lý kết quả bơm hút thí nghiệm (như tính hệ số nhả nước tương đương của tầng chứa nước có áp chính có thấm xuyên từ các tầng không áp bên trên, kéo dài khoảng cách đến sông, ao hồ… só với thực tế do có sức cản lòng sông để làm biên có mực nước đã biết khi phân tích đồ thị hạ thấp mực nước trong bơm hút để tính toán toán hệ số thấm, hệ số nhả nước… của tầng.

Quan hệ giữa NM và NDĐ khu vực Hà Nội cũng được nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực địa kỹ thuật, đặc biệt là ổn định thân và nền đê sông Hồng khu vực Hà Nội. Nguyễn Văn Hoàng và Nguyễn Quốc Thành (2007) trong nghiên cứu của mình cho thấy nước sông Hồng khu vực Vân Cốc-Đan Phương-Hà Nội tầng Holocene có quan hệ thủy lực chặt chẽ với nước sông Hồng theo tài liệu quan trắc và đã đánh giá khả năng xói ngầm, đầy nổi lớp đất sét phủ (có thể dẫn đến phá hủy bục) và một trong các nguyên nhân dẫn đến phá hủy đê Vân Cố năm 1987 và các sự cố thân đê và nền đê khác. Hàng năm vào mùa lũ tuyến đê ven sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội thường xảy ra hiện tượng đùn sủi, thẩm lậu chân đê và thấm ướt nền đê hạ lưu, có khu vực xảy ra cách đê tới hàng trăm mét. Sự cố này  có nguyên nhân trự ctiếp là quan hệ thủy lực chặt chẽ giữa nước sông Hồng và NDĐ. Bộ NN và PTNT đã thử nghiệm lần đầu tiên tại chân đê khu vực Linh Chiểu giải pháp xây dựng hệ thống các giếng giảm áp bằng các giếng đường kính lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: đây là giải pháp có hiệu quả. Công tác quan trắc đánh giá hiệu quả của hệ thống giếng giảm áp được Tạ Văn Kha và nnk thực hiện trong khoảng thời gian 1995-1996.