Phương pháp địa vật lý sử dụng khi thực hiện đề án Thăm dò nước dưới đất tại Công ty TNHH Kỹ thuật điện tử MSL Việt Nam tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là gì?

Công tác Địa Vật lý có nhiệm vụ là xác định chiều sâu, bề dày các tầng chứa nước, xác định khả năng tàng trữ và lưu thông của tầng chứa nước chính trong vùng nghiên cứu.

Để phục vụ cho công tác lập đề án, xác định vị trí lỗ khoan thăm dò khai thác nước một cách hiệu quả nhất, chúng tôi tiến hành đo địa vật lý theo hai phương pháp: Phương pháp đo sâu điện bốn cực đối xứng và phương pháp đo mặt cắt điện 4 điểm đối xứng:

+ Phương pháp mặt cắt điện 4 điểm đối xứng

Mặt cắt điện là phương pháp điện trở nghiên cứu sự thay đổi của điện trở suất biểu kiến dọc theo tuyến đo ở một độ sâu nào đó bằng cách giữ nguyên kích thước của hệ cực, dịch chuyển toàn bộ hệ cực trên tuyến đo nhằm xác định vị trí bất đồng nhất trên tuyến.

Căn cứ vào điều kiện trong khu vực, lựa chọn kích thước AB = 80m, MN = 24m, MNmin = 1m

Thành phần đất đá khác nhau thì điện trở suất khác nhau. Bởi vậy từ kết quả đo điện trở suất có thể xác định sơ bộ địa tầng chủ yếu. Từ đó lựa chọn điểm đo sâu điện 4 cực đối xứng.

+ Phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng

Phương pháp đo sâu nhằm xác định sự biến thiên điện trở suất theo chiều sâu để lập mặt cắt thẳng đứng tại điểm đo. Thực hiện bằng cách giữ nguyên cực thu MN, dịch chuyển cực pháp AB về phía đối xứng qua tâm đến chiều sâu nghiên cứu. Khoảng cách giữa hai cực phát cáng lớn thì dòng điện thấm vào đất càng sâu và điện trở suất biểu kiến đo được đặc trưng cho đất đá nằm ở độ sâu tương ứng.

Phương pháp được đo với kích thước Abmax = 300m, Abmin = 3m; Mnmax = 24m, Mnmin = 1m. Điểm đo trên tuyến được bố trí với khoảng cách từ 15 – 20m.

Giá trị điện trở được tính theo công thức:

DL111