Những phương pháp nào được sử dụng khi thực hiện công tác điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước dưới đất tại đảo Thanh Lân?

Các phương pháp được sử dụng khi thực hiện công tác điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước dưới đất tại đảo Thanh Lân:
  1. Công tác điều tra, khảo sát thực địa tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/10.000
Khoanh định ranh giới các tầng chứa nước, các thành tạo địa chất không chứa nước hoặc chứa nước kém, sơ bộ xác định số lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng và nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất trên đảo. Phát hiện, khảo sát các nguồn lộ tự nhiên nước dưới đất và các yếu tố liên quan đến việc đánh giá tiềm năng nước dưới đất. Xác định sơ bộ vị trí lỗ khoan, các tuyến địa vật lý, các nguồn lộ, giếng đào để chọn hút nước thí nghiệm.
Công tác điều tra, khảo sát thực địa đã xác định được sự có mặt của các tầng chứa nước qh, o3-s1, xác định sơ bộ khả năng chứa nước, hiện trạng khai thác sử dụng nước của các tầng chứa nước thông qua các điểm khảo sát nước dưới đất (nguồn lộ, lỗ khoan, giếng đào).
Công tác khảo sát cũng xác định được các vị trí triển vọng đáp ứng yêu cầu bố trí tuyến đo địa vật lý xác định lỗ khoan nghiên cứu trong địa tầng O3-S1ct.
                                                       Hình 2.3. Điểm khảo sát giếng đào ĐTL.75
  1. Công tác địa vật lý: Xác định chiều dày các tầng chứa nước Đệ tứ, các đới nứt nẻ, bề dày các đới nứt nẻ có khả năng chứa nước để khoanh định phạm vi có triển vọng chứa nước nhạt, làm cơ sở cho việc lựa chọn vị trí và thiết kế lỗ khoan địa chất thủy văn; Xác định điều tra đánh giá quy mô các khu vực có triển vọng cung cấp nước ngầm phục vụ cho công tác xây dựng công trình cấp nước sạch cho Đảo.
  2.  Công tác khoan, khai đào: Nhằm nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn của đất đá theo chiều sâu, xác định thành phần thạch học, đánh giá khả năng chứa nước của tầng nghiên cứu; Kết cấu lỗ khoan phục vụ cho hút nước thí nghiệm, quan trắc mực nước.
  3. Công tác bơm hút nước thí nghiệm
4.1.  Công tác bơm hút nước thí nghiệm lỗ khoan
Giúp làm sạch mùn, dung dịch khoan, các vật chất lấp nhét trong các lỗ hổng, khe nứt của đất đá và khe hở của ống lọc. Khôi phục điều kiện tự nhiên của tầng chứa nước, làm cho nước vận động ổn định vào lỗ khoan, sơ bộ xác định lưu lượng và mực nước hạ thấp làm cơ sở cho thiết kế hút thí nghiệm.
Xác định tính thấm và khả năng chứa nước của tầng chứa nước, lấy các loại mẫu phân tích chất lượng nước.
4.2. Hút nước thí nghiệm điểm lộ, giếng đào
Hút nước thí nghiệm tại các giếng của dân nhằm xác định tính thấm và khả năng chứa nước của tầng chứa nước, lấy các loại mẫu phân tích chất lượng nước phục vụ đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
  1. Lấy và phân tích mẫu nước dưới đất: Công tác lấy và phân tích mẫu nhằm xác định thành phần hóa học và vi sinh của nước dưới đất phục vụ cho đánh giá hiện trạng và sự biến đổi chất lượng nước
  2.  Đổ nước thí nghiệm hố đào: Nhằm xác định hệ số thấm của đất đá phục vụ cho tính toán lượng nước mưa thẩm thấu bổ cập cho nước dưới đất trong đới thông khí.
  3.  Công tác trắc địaChỉnh biên nền địa hình cho phù hợp với thực tế. Đo công trình chủ yếu và thứ yếu đưa lên bản đồ địa hình 1:10.000
8. Công tác quan trắc động thái nước dưới đất: Quan trắc sự biến đổi về mực nước, nhiệt độ của nước dưới đất trong các tầng chứa nước.