Nghiên cứu ứng dụng quy hoạch tuyến tính trong bài toán phân bổ tài nguyên nước theo đơn vị hành chính: Lý do chọn Hòa Bình là vùng nghiên cứu?

Thông thường, bài toán quy hoạch tuyến tính được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, ví dụ như xác định số lượng sản xuất theo chủng loại nhất định sao cho không bị động về nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo lợi nhuận thu được là cao nhất. Việc ứng dụng bài toán quy hoạch tuyến tính trong lĩnh vực tài nguyên nước được xem là hướng tiếp cận mới đối với các công trình nghiên cứu.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19′ – 21°08′ vĩ độ Bắc, 104°48′ – 105°40′ kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội

Hòa Bình là một tỉnh có tài nguyên nước phong phú. Theo tính toán, lượng nước mưa trung bình hàng năm của Hòa Bình đạt 8,5 tỷ m3/năm, lượng dòng chảy trung bình đạt 57,5 tỷ m3/năm, trong đó có 53,1 tỷ m3 cung cáp từ ngoài tỉnh được vận chuyển bởi sông Đà, chỉ có 4,4, tỷ m3 là lượng dòng chảy sinh ra trên địa bàn tỉnh, với dân số trung bình năm tính đến năm 2020 là 870.500 người thì tỷ lệ dòng chảy bình quân trên đầu người ở Hòa Bình đạt 500 m3/người. Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh vào khoảng 790.776 m3/ngày.

DL110

Hòa Bình cũng là cửa ngõ ra vào các tỉnh Tây Bắc, với huyết mạch là quốc lộ 6. Với thủy điện Hòa Bình là một hồ điều tiết nhiều năm và là một nhà máy thủy điện với công suất lớn phục vụ cho cả nước. Việc chọn Hòa Bình là nơi thử nghiệm cho dự án là một điều được các tác giả cân nhắc và lựa chọn bởi đây là một tỉnh có nguồn tài nguyên nước dồi dào, bên cạnh đó các tài liệu quan trắc cả về nước mặt và nước dưới đất tương đối đầy đủ và chi tiết, liên tục. Thành phố đang phát triển với những quy hoạch cụ thể, rõ ràng. Đây cũng là một lợi thế khi chọn vùng nghiên cứu.