Mục tiệu và nhiệm vụ của Dự án “Điều tra đánh giá tổng thể nguồn nước, cảnh báo, dự báo phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” là gì?

Dự án “Điều tra đánh giá tổng thể nguồn nước, cảnh báo, dự báo phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” với mục tiêu tổng quát là đánh giá được tổng thể nguồn nước, đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn; ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý và bảo vệ tài nguyên nước khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Dự án này bao gồm nhiều dự án thành phần. Mục tiêu cụ thể của dự án như sau:

– Đánh giá được hiện trạng, diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn và tài nguyên nước mặt nước dưới đất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ở tỉ lệ 1:100.000 và các khu vực trọng điểm hạn hán, xâm nhập mặn ở tỉ lệ 1:50.000 trong bối cảnh biến đổi khí hậu;

– Hoàn thành công tác tìm kiếm nguồn nước và kết cấu xây dựng một số công trình cấp nước cho các các vùng trọng điểm hạn hán, xâm nhập mặn;

– Hoàn thành khoanh vùng đề xuất các khu vực, nguồn nước có thể lưu trữ nước mặt; bổ sung nhân tạo nước dưới đất và phát triển các mô hình khai thác nước lâu dài phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn.

– Đề xuất được giải pháp tổng thể cấp nước chống hạn, xâm nhập mặn khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

– Xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ về số lượng, chất lượng nguồn nước mưa, nước mặt, nước dưới đất và khí tượng thủy văn trong điều kiện BĐKH phục vụ dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn và biến động nguồn nước khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Nhiệm vụ của dự án:

– Thu thập, tổng hợp các tài liệu khí tượng thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn, tài nguyên nước, địa hình địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn và kinh tế xã hội vùng dự án; điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, diễn biến và lập bản đồ phân vùng hạn hán, xâm nhập mặn cho từng vùng, lưu vực sông và các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

– Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên nước mặt, nước dưới đất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

– Điều tra, đánh giá chi chi tiết các nguồn nước mặt, nước dưới đất các vùng hạn hán, xâm nhập mặn; phát hiện các nguồn nước mặt, các tầng, đới, thấu kính chứa nước có khả năng lưu giữ và bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất để phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn;

– Điều tra, đánh giá và khoanh vùng đề xuất thực hiện các giải pháp lưu trữ nước mặt bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất bảo đảm nguồn nước bền vững phục vụ phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn;

– Xây dựng, tạo mới các công trình khoan, khai thác và xử lý nước mặt, nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ở các vùng lõi hạn hán, xâm nhập mặn;

– Lập các bản đồ tài nguyên nước, bản đồ hạn hán, bản đồ xâm nhập mặn khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; lập danh mục các nguồn nước mặt, nước dưới đất và các vùng hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

– Đánh giá, dự báo khô hạn, xâm nhập mặn và diễn biến nguồn nước; tác động của biến đổi khí hậu đến các nguồn nước mặt, nước dưới đất theo lưu vực sông và các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

– Đánh giá hiện trạng hệ thống trạm, điểm quan trắc, cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn và tài nguyên nước khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đề xuất giải pháp công trình và phi công trình, thực hiện đầu tư xây dựng mới và bổ sung trang thiết bị tăng cường năng lực cho các trạm phục vụ công tác dự báo cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn;

– Xây dựng Hệ thống tích hợp, quản lý, cung cấp chia sẻ thông tin dữ liệu theo mô hình dữ liệu lớn (big data) nhằm chuẩn hóa, quản lý thống nhất; nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo, ra quyết định phục vụ mục tiêu chống hạn, xâm nhập mặn và ứng phó BĐKH tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

– Đề xuất các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước; tăng cường công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trong điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu;

– Tập huấn, hội thảo, đào tạo chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước, dự báo hạn hán, xâm nhập mặn cho các cán bộ thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước ở địa phương, các cán bộ thực hiện quan trắc ở các đài khí tượng thủy văn và tài nguyên nước, các cán bộ thực hiện công tác cảnh báo dự báo của các đơn vị tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Đề xuất cơ chế phối hợp, giải pháp tổng thể, toàn diện, liên tục trong và sau khi kết thúc dự án để các cơ quan, tổ chức ở địa phương và trung ương hiệp đồng quản lý hiệu quả các công trình, kỹ thuật hiện có và tổ chức thực hiện các dạng công tác đề ra phục vụ cảnh báo dự báo hạn hạn xâm nhập mặn và diễn biến tài nguyên nước vùng Nam Trung Bộ và Tây nguyên; bàn giao các công trình khai thác, cấp nước của dự án cho địa phương quản lý điều hành.