Kết quả nghiên cứu quan hệ chất lượng nước sông và nước dưới đất được thể hiện như thế nào trong lưu vực sông Hồng từ thị xã Sơn Tây đến thành phố Hưng Yên?

Khi nước dưới đất và nước mặt có mối quan hệ với nhau đặc biệt là quan hệ trực tiếp thì lúc đó sẽ diễn ra quá trình trao đổi nước. Và sự biến thiên tăng hay giảm của các yếu tố thành phần hóa học như TDS, Clo, HCO3 cũng được thể hiện ở cả hai loại nước.

Tổng hợp kết quả tính toán cho thấy rằng tỷ lệ nước sông chung cấp cho nước dưới đất là khác nhau tùy theo khu vực và tầng chứa nước.

Tầng chứa nước Pleistocen: Dọc theo sông Hồng từ Ba Vì đến Hưng Yên có thể thấy rằng tầng chứa nước này có mối quan hệ chặt chẽ với sông Hồng đoạn từ Sơn Tây đến Nam Dư. Tỷ lệ nước sông cung cấp cho nước dưới đất ở khu vực Sơn Tây – Phúc Thọ lên đến 48,68% ở khu vực Thượng Cát chỉ có 10,33 % , khu vực Nam Dư là 16,56% và đến khu vực Hưng Yên chỉ còn 9,79%. Điều này có thể giải thích rằng ở khu vực Sơn Tây tầng chứa nước Pleistocen nằm nông do đó sông Hồng cắt trực tiếp vào tầng chứa nước này dẫn đến việc trao đổi nước trực tiếp. Khu vực từ Thượng Cát và Nam Dư tầng chứa nước này nằm khá sâu do đó quan hệ không chặt chẽ bằng khu vực Sơn Tây, tuy nhiên do hoạt động khai thác nước mạnh trong khu vực nội đô và các bãi giếng dọc sông nên tỷ lệ cung cấp ngấm của nước sông cho tầng chứa nước Pleistocen tại khu vực này khá cao. Xuống đến khu vực Hưng Yên tỷ lệ nhỏ chứng tỏ sông Hồng không có quan hệ chặt chẽ với tầng Pleistocen tại khu vực này.

Tầng chứa nước Holocen: Tầng chứa nước này có tỷ lệ nước sông cung cấp cho nước dưới đất cao nhất là khu vực từ Thượng Cát đến Nam Dư với tỷ lệ lần lượt là 29,58% và 23,35% nhưng đến khu vực Hưng Yên tỷ lệ cung cấp của nước sông cho tầng chứa nước này chỉ là 11,94 % điều này có thể được giải thích rằng sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội có chiều sâu lớn cắt trực tiếp vào tầng chứa nước Holocen, hơn nữa lượng khai thác lớn trong khu vực thủ đô Hà Nội đã tạo ra dòng ngầm lớn từ sông Hồng vào các tầng chứa nước do đó diễn ra sự trao đổi nước mạnh mẽ. Tại khu vực Hưng Yên tỷ lệ nước sông cung cấp cho nước dưới đất thấp cho thấy mức độ quan hệ không chắt chẽ có thể do tại khu vực này lòng sông cạn, không cắt trực tiếp vào tầng chứa nước hoặc do lượng khai thác không nhiều nên không tạo thành dòng ngầm từ sông vào tầng chứa nước.

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả tính toán tỷ lệ nước sông cung cấp cho nước ngầm khu vực nghiên cứu 

Khu Vực

Ba Vì

Sơn Tây

Thượng Cát

Nam Dư

Hưng Yên

Tầng chứa nước

qh

qp

qh

qp

qh

qp

qh

qp

qh

qp

Tỷ lệ nước sông cung cấp

cho nước ngầm (%)

13,80

48,68

29,58

10,33

23,35

16,56

11,94

9,79