Khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước tại đô thị thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Câu hỏi: Khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước tại đô thị thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Trả lời:

Đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn” là đề án chính phủ nhằm đánh giá nguồn nước dưới đất ở các đô thị lớn, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất cho các đô thị lớn. Trong đó đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn – Đô thị thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mục tiêu đánh giá nguồn nước dưới đất ở TP. Hồ Chí Minh, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất cho TP. Hồ Chí Minh.

Để đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước, thế giới có rất nhiều phương pháp khác nhau, căn cứ vào đặc điểm cụ thể tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp DRASTIC để đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước thứ nhất tính từ mặt đất xuống trên cơ sở tính chỉ số DRASTIC (DI) của 7 yếu tố; từ điểm tổng DI phân chia khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước theo các mức hạng sau: Rất tốt, tốt, trung bình, kém và rất kém.

Phương pháp DRASTIC sử dụng để đánh giá khả năng dễ bị tổn thương bởi ô nhiễm của các tầng chứa nước thứ nhất tính từ mặt đất, từ đó có thể phân ra các vùng có khả năng tự bảo vệ khác nhau. Hệ thống DRASTIC giả sử rằng: 1) Các chất nhiễm bẩn xuất phát từ trên mặt đất; 2) Các chất nhiễm bẩn đi vào nước dưới đất theo nước mưa; 3) Các chất nhiễm bẩn có vận tốc di chuyển bằng vận tốc của nước dưới đất và 4) diện tích vùng đánh giá phải lớn hơn 0,4 km2. Hệ thống DRASTIC bao gồm 7 thông số ảnh hưởng tới chuyển động của các chất nhiễm bẩn từ mặt đất vào các tầng chứa nước, các thông số gồm:
 D – Depth to water: Chiều sâu tới mực nước ngầm.
 R – Net Recharge: Lượng bổ cập thực.
 A – Aquifer mediar: Môi trường chứa nước.
 S – Soil media: Môi trường đất phủ.
 T – Topography: Địa hình.
 I – Impact of the vadose zone material: Ảnh hưởng của vật liệu trong đới thông khí.
 C – Hydraulic conductivity: Hệ số thấm.    

bai5_2b_h1_2018

Từ các bản đồ thành phần, sử dụng phần mềm ArcMap để chồng chập các lớp bản đồ chỉ số tổn thương nhiễm bẩn của 7 yếu tố tính toán ở trên. Kết quả, tổng hợp 7 yếu tố cho thấy giá trị chỉ số DRASTIC (DI) thay đổi từ 67 ÷ 140. Trên cơ sở chỉ số DI càng cao thì NDĐ càng dễ bị nhiễm bẩn tương ứng với khả năng tự bảo vệ của các TCN càng kém, đề án đã phân 5 khoảng giá trị DI khác nhau tương ứng phản ánh khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước từ rất kém, kém, trung bình, tốt, rất tốt

bai5_2b_h2_2018.jpg

Kết quả đối với các tầng chứa nước thứ nhất có khả năng tự bảo vệ từ thấp đến cao. Các vùng có khả năng tự bảo vệ thấp phân bố với tổng diện tích là 350,8km2 dọc sông Đồng Nai, sông Nhà Bè từ quận 9 đến Nhà Bè, dọc các thung lũng sông ở phía Tây Nam ở Bình Chánh, Hóc Môn và ở thượng nguồn sông Sài Gòn ở Củ Chi; các vùng có khả năng tự bảo vệ trung bình phân bố rộng rãi trong các vùng nghiên cứu, tập trung chủ yếu trên diện tích phân bố các trầm tích Holocen(Q2) với tổng diện tích là 668,8km2; Các vùng có khả năng tự bảo vệ cao phân bố ở các khu vực lộ thành tạo Q13 và Q12-3 ở phía Bắc( Củ Chi), khu vực các quận trung tâm, khu vực có địa hình cao ở phía Đông (quận 9, Thủ Đức) và khu vực phía Nam thuộc huyện Cần Giờ với tổng diện tích là 251,1km2. Đối với các tầng chứa nước bị phủ có khả năng tự bảo vệ từ thấp đến cao dựa vào về dầy lớp cách nước nằm trên tầng chứa nước và quan hệ mực nước với tầng chứa nước nằm trên, các vùng có khả năng tự bảo vệ thấp là khu vực cửa sổ địa chất thủy văn của các tầng chứa nước;