Nên sử dụng các chỉ số đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất trong công tác quản lý như thế nào?

Nên sử dụng các chỉ số đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất trong công tác quản lý như thế nào?

Trả lời:
Phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo vệ môi trường là một quá trình tổng hợp và toàn diện. Giải pháp thành công của nó được gắn liền với chính sách, quy hoạch và quản lý nước và các ảnh hưởng bởi những hạn chế về kinh tế và xã hội. Mục tiêu chính của quá trình này là để đảm bảo về số lượng, chất lượng, an toàn và bền vững của nước dưới đất. Các chỉ số nước dưới đất sẽ được sử dụng để đánh giá các vấn đề sau:
1.  Vấn đề về xu hướng và áp lực khai thác sử dụng nước dưới đất
Chỉ số lượng nước dưới đất trên đầu người và chỉ số nước cho sinh hoạt được xem là những chỉ số nước dưới đất đánh giá xu hướng khai thác sử dụng nước dưới đất cho một vùng miền cụ thể. Chỉ số này không thể hiện được khả năng đáp ứng của nguồn nước dưới đất nhưng chỉ ra được xu hướng về sử dụng nước dưới đất cho các hoạt động của con người trong bối cảnh hiện tại và tương lai.
Những vùng được đánh giá là bền vững so với chung quanh sẽ là những gợi ý tốt trong việc quy hoạch phát triển nguồn nước cho các địa phương và chỉ ra sự phụ thuộc của xã hội đối với nguồn nước dưới đất (Chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập). Như vậy, các chỉ số nước dưới đất này chỉ là định hướng về áp lực khai thác sử dụng nước dưới đất nếu có cho các vùng miền cụ thể. Thường được sử dụng khi xem xét điều chỉnh xu hướng và các chính sách xã hội liên quan đến tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng.
2. Hiện trạng khai thác của tài nguyên NDĐ
Chỉ số sử dụng nước dưới đất so với lượng bổ cập và Chỉ số sử dụng nước dưới đất so với tiềm năng là những chỉ số thể hiện tình trạng khai thác sử dụng nước dưới đất trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện tại ở các địa phương. Có thể xem đây cũng là những ngưỡng giới hạn cho khai thác nước dưới đất.
Chỉ số sử dụng nước dưới đất so với lượng bổ cập chỉ ra ngưỡng giới hạn mang tính địa phương vì chỉ xét đến lượng bổ cập tại chỗ (không tính dòng chảy ngang từ chung quanh đến – Inflow) nên có thể xem đây là ngưỡng giới hạn an toàn cho hoạt động khai thác nước dưới đất trong một vùng cụ thể mà các tác động đến chung quanh không lớn. Nghĩa là sẽ không làm mực nước hạ thấp lớn (cạn kiệt) và ảnh hưởng chung quanh (thay đổi lượng Outflow và Inflow). Tuy nhiên, khi gia tăng khai thác sẽ thay đổi lượng bổ cập từ hệ thống nước mặt (Seepage) sẽ làm ảnh hưởng trữ lượng nước mặt ở hạ lưu.
Chỉ số sử dụng nước dưới đất so với tiềm năng có thể được xem là ngưỡng giới hạn khai thác cho các địa phương theo quan điểm trữ lượng khai thác.
Như vậy, hai chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng nguồn nước dưới đất cho một vùng miền cụ thể. Tuy nhiên, tùy điều kiện tự nhiên của các vùng miền mà hiệu quả áp dụng hai chỉ số nước dưới đất này cũng khác nhau.
3. Hiện trạng chất lượng của tài nguyên nước dưới đất
Hiện trạng và nguy cơ tình trạng suy thoái nguồn nước dưới đất được thể hiện qua các Chỉ số cạn kiệt nước dưới đất và Chỉ số khả năng tổn thương nước dưới đất.
Chỉ số cạn kiệt nước dưới đất thể hiện cạn kiệt nguồn nước do ảnh hưởng của khai thác nước dưới đất tại chỗ và chung quanh. Sự cạn kiệt do thay đổi điều kiện tự nhiên (dòng Inflow và Base Flow) cũng được thể hiện.
Chỉ số khả năng tổn thương nước dưới đất thể hiện tình trạng môi trường đất về khả năng xả ra ô nhiễm nguồn nước dưới đất tại những nơi không do hoạt động khai thác thác mà chủ yếu là các hoạt động phát triển của xã hội. Chỉ số này không chỉ ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nhưng là những gợi ý tốt cho chính sách địa phương về hoạt động xả thải.
Như vậy, việc phối hợp 2 chỉ số nước dưới đất này sẽ là những thông tin tốt cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước dưới đất.