Các tồn tại của mạng lưới quan trắc nước dưới đất vùng Nam Bộ? Việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện mạng lưới quan trắc nước dưới đất vùng Nam Bộ dựa trên cơ sở nào?

Câu hỏi: Các tồn tại của mạng lưới quan trắc nước dưới đất vùng Nam Bộ? Việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện mạng lưới quan trắc nước dưới đất vùng Nam Bộ dựa trên cơ sở nào?
Trả lời:
Hiện tại, mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Nam Bộ còn tồn tại nhiều điểm đáng lưu ý sau:
– Mật độ điểm QT ởvùng Nam Bộrất thấp, chỉvào khoảng 640 km2/điểm; có 2 địa phương không có công trình QT (tỉnh Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu ); những khu vực chịu tác động mạnh của khai thác nước nhưBạc Liêu, Cà Mau chưa được bổ sung
công trình; các tầng sâu chưa được quan tâm.
– Nhiều điểm QT nằm ở vị trí không thuận ;
– Nhiều điểm chưa có quyền sửdụng đất;
– Mới có ¼ sốlượng công trình đặt máy tự ghi mực nước;
– Chưa có sự kết nối, chia sẻ với mạng địa phương.
–  Việc triển khai quy hoạch chậm so với tiến độ quy hoạch thuộc QĐ16 đã được thủ tướng phê duyệt.
– Tần suất QT cũng cần rà soát xem đã phù hợp với mục tiêu QT chưa.
Việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện mạng lưới quan trắc nước dưới đất vùng Nam Bộ dựa trên cơ sở sau:
– Trước hết, dựa trên điều kiện hình thành của vùng Nam Bộ:
+ Địa  hình:  Vùng  Nam  Bộ có  3  dạng  địa  hình  chính:  đồng  bằng  (đồng  bằng châu thổ và đồng bằng ven biển); địa hình đồi và cao nguyên; địa hình núi sót.
+ Cấu trúc  địa chất: Vùng Nam Bộtheo báo cáo [3], có 3 vùng cấu trúc cấp 1: vùng Lộc Ninh – Phước Long (I), vùng Cần Thơ(II), vùng Tri Tôn – Hòn Khoai (III).
– Tiếp theo, chúng ta xét đến các nhân tố ảnh hưởng tới việc điều tra tài nguyên nước dưới đất: Các nhân tố tự nhiên ảnhhưởng đến ĐT NDĐ rất đa dạng nhưng rõ nét nhất là lượng mưa và các nhân tố thủy văn, thủy triều
– Các vùng điều tra tài nguyên nước dưới đất đã được phân vùng dựa vào vị trí địa lý, địa chất, địa mạo và các tầng chứa nước của khu vực.
– Xác định các tầng chứa nước và vùng ưu tiên quan trắc.
– Lựa chọn tầng quan trắc phù hợp, thông số và tần suất quan trắc.
Từ  kết  quả  nghiên cứu, công  tác  đề  xuất  sẽ  quan tâm  đến vấn  đề chủ  yếu cần giải quyết của đề tài là đề xuất bổ sung điểm quan trắcvào những vị trí thiết yếu và đề xuất thay đổi tần suất quan trắc cho  phù  hợp với  mục tiêu  mạng quan trắc và đề xuất nâng cấp cải tạo những điểm, công trình xuống cấp. Bên cạnh đó là việc bổ sung các điểm quan trắc mới.