Các phương pháp thành lập bản đồ
(1) Phương pháp chồng lớp bản đồ:
Các bản đồ phân vùng nước nhạt của các TCN được chồng lớp để phân chia sơ bộ các vùng có các kiểu MH khác nhau; cụ thể, có thể phân biệt được ngay các vùng mặn hoàn toàn, vùng nhạt hoàn toàn, vùng chỉ có nước nhạt trong trầm tích Q, vùng chỉ có nước nhạt trong trầm tích N, …
(2) Thành lập bảng chỉ dẫn bản đồ:
Trên cơ sở phân chia sơ bộ và ước lượng các kiểu MH mặt cắt địa điện có thể có, tiến hành lập bảng chỉ dẫn bản đồ. Công việc này luôn được điều chỉnh trong quá trình thực hiện phân vùng MH.
Chỉ dẫn bản đồ phân vùng mô hình mặt cắt địa điện vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bảng chỉ dẫn gồm 2 khối như sau:
– Khối trên, gồm các ký hiệu bản đồ, phân biệt các vùng có kiểu MH mặt cắt địa điện khác nhau:
+ Thang màu phân biệt các vùng: 1/ Có nước nhạt cả trong trầm tích N và Q, 2/ Chỉ có nước nhạt trong trầm tích Q và 3/ Chỉ có nước nhạt trong trầm tích N;
+ Đường kẻ sọc (đứng, ngang, nghiêng trái và nghiên phải) ký hiệu các kiểu quan hệ (trên dưới) của các tầng nước mặn và nước nhạt.
– Khối dưới, gồm các kiểu MH đại diện vùng nghiên cứu:
+ Bên phải MH địa tầng vùng nghiên cứu là mặt cắt địa điện thực tế và biểu đồ điểm ĐSĐ cạnh LK.
(3) Tạo các lớp bản đồ:
+ Các lớp dạng vùng: ký hiệu các vùng có kiểu MH khác nhau;
+ Các lớp dạng đường: ranh giới phân chia các kiểu MH khác nhau;
+ Lớp dạng text (1), (2),…: mã số các kiểu MH để thuận tiện tham chiếu khi đọc và thuyết minh bản đồ.
(4) Bản đồ nền: lược bớt, chỉ mở một số lớp thiết yếu nhất để đọc bản đồ; cụ thể hiển thị các lớp: 1/ Khung lưới tọa độ, 2/ Biên giới Quốc gia và ranh giới hành chính (tỉnh / thành), 3/ Địa danh (tỉnh / thành phố) và 4/ Sông lớn.