Các phương hướng bảo vệ tài nguyên ước tại đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi là gì?

Câu hỏi: Các phương hướng bảo vệ tài nguyên ước tại đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi là gì?
Trả lời:
1. Phương hướng bảo vệ nước mặt
– Nguồn tài nguyên nước mưa: Nước mưa là nguồn cung cấp, tái tạo cơ bản của nước dưới đất cho các tầng chứa nước ở trên đảo. Nhưng hiện nay trên đảo chỉ có công trình hồ Thới Lới là điểm hứng nước mưa nhân tạo duy nhất, do hồ có diện tích nhỏ nên chỉ thu được một phần nhỏ lượng mưa rơi trên đảo.
– Nước hồ: Các hồ chứa trên đảo nếu được xây dựng th́ường khi có mưa lớn hoặc đợt mưa dài ngày cũng chỉ có tác dụng một phần. Bởi vì diện tích lưu vực nhỏ, nên khả năng thu giữ nước mưa cho hồ là không đáng kể, cụ thể (hồ Thới Lới trong 3 năm đưa vào sử dụng chưa khi nào nước đạt mức thiết kế);
Đây cũng là nguồn cung cấp nước mặt cho các mục đích: tưới tiêu nông nghiệp, ăn uống, sinh hoạt và phục vụ các hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân trên đảo… và một phần được bổ cập cho nước dưới đất tại các tầng chứa nước trên đảo.
– Nước sông, suối: chủ yếu là dòng tạm thời, khả năng lưu giữ dòng chảy kém, lượng dòng chảy này hầu như không sử dụng được do không có công trình lưu trữ nên nước trên các suối đều chảy hết ra biển vì vậy cần tăng cường các biện pháp lưu giữ dòng chảy khi có mưa như: ngăn các đập chắn nhỏ, trồng cây xanh dọc theo các bờ suối và trên các sườn đồi núi, hạn chế tối đa lượng nước chảy ra biển.
– Vấn đề về môi trường: việc xả thải bừa bãi ra suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt là vấn đề khá nghiêm trọng trong vùng dự án. Theo kết quả điều tra, nhiều đoạn suối có hiện tượng ô nhiễm, phân bố chủ yếu gần khu tập trung đông dân cư. Nguyên nhân của ô nhiễm nguồn nước mặt đến từ hoạt động sinh hoạt như vứt rác bừa bãi, xả thải chăn nuôi và trồng trọt của nhân dân.
2. Phương hướng bảo vệ nước dưới đất
A, Các giải pháp công trình
– Điều chỉnh sơ đồ khai thác hiện có
– Thiết lập đới phòng hộ vệ sinh: để đảm bảo cho khả năng phòng hộ vệ sinh cho hệ thống lỗ khoan khai thác an toàn, chọn đường diện tích khoanh vùng thăm dò khai thác làm đới phòng hộ. Vì diện tích này được chọn trên cơ sỏ không có nguồn gây ô nhiễm tới nước dưới đất, không bị nhiễm mặn theo diện, bề dày tầng chứa nước nhạt khá dày để cung cấp cho hệ thống khai thác.
– Nghiêm cấm các công trình có thể ảnh hưởng đến hệ thống khai thác: không được chôn lấp rác thải vệ sinh, rác thải rắn, không xây dựng nghĩa trang…; Nghiêm cấm không cấp phép khai thác nước trong đới phòng hộ, các công trình khai thác nước ở gần phải tránh sự can nhiễu khi thác đối với hệ thống khai thác trong đới phòng hộ.
B, Các giải pháp phi công trình
– Quy hoạch các nguồn thải: xây dựng các bãi xả, chôn lấp cách xa vùng quy hoạch khai thác nước; công trình phải nằm trong vùng không phải là nguồn nước cấp cho hệ thống khai thác hay hồ chứa nước; đường ống dẫn nước thải phải được kiểm tra khi xây dựng để đảm bảo đánh giá tác động môi trường tốt mới cho đầu tư.
– Quản lý nhu cầu nước: để đảm bảo chất lượng trong khai thác cần phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ lưu lượng khai thác, trích nộp các loại thuế, phí tài nguyên đầy đủ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chế độ khai thác tuân thủ nghiêm khi được lập báo cáo khai thác có đơn vị chức năng quản lý phê duyệt. Khai thác nước dưới đất nhất thiết không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
– Truyền thông, tuyên truyền: vận động nhân dân và các tổ chức nhận thức đầy đủ về luật tài nguyên, trong đó nhấn mạnh về việc bảo vệ tài nguyên nước, không làm gây ô nhiễm nguồn nước, xả thải các chất thải nói chung đúng quy định, không khai thác cạn kiệt nguồn nước. Duy trì việc bổ cập nhân tạo để tái tạo lại nguồn nước khi đã được khai thác sử dụng như: trồng cây xanh, xậy dựng hệ thống hồ đập chứa, các công trình thu gom nước… Quản lý chặt chẽ trong việc cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định hiện hành, không cho thi công các công trình khai thác nước sâu hơn so với thiết kế nhằm tránh làm thủng tầng chứa nước gây nhiễm mặn.