Các hoạt động chủ yếu khi Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước và ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đến khai thác, sử dụng nước khu vực nam trung bộ và tây nguyên?

Khi thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước và ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đến khai thác, sử dụng nước khu vực nam trung bộ và tây nguyên, dự án sẽ tiến hành các hoạt động chủ yếu sau:

– Thu thập, rà soát, tổng hợp dữ liệu, thông tin liên quan đến vùng dự án gồm các dữ liệu, thông tin về khí tượng, thủy văn, kinh tế – xã hội, đặc điểm phân bố các tầng chứa nước, tài liệu khai thác, động thái, chất lượng nước; tài liệu về đặc điểm nguồn nước mưa, nước mặt vùng dự án; kế thừa các kết quả về điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước của các dự án đã được triển khai trước đây;

– Điều tra tổng quan: thu thập các thông tin, số liệu về tình hình khai thác, sử dụng nước, các vùng khô hạn, xâm nhập mặn, ảnh hưởng của khô hạn, XNM đến việc khai thác sử dụng nước tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, các Sở, Ban, Ngành và các cơ quan có liên quan tại các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

– Điều tra chi tiết: Điều tra toàn bộ các công trình khai thác, sử dụng nước khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Điều tra các khu vực bị ảnh hưởng của khô hạn, XNM đến khai thác, sử dụng nước cho các ngành;

– Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa về hiện trạng khai thác, sử dụng nước; những ảnh hưởng của khô hạn, XNM đến khai thác, sử dụng nước trên phạm vi khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

– Lập danh mục công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng ≥ 100 m3/ngày đêm đối với vùng điều tra tỷ lệ 1:100.000, lưu lượng ≥ 20 m3/ngày đêm đối với vùng điều tra tỷ lệ 1:50.000;

– Lập danh mục công trình khai thác, sử dụng nước mặt với tỷ lệ 1:100.000 có quy mô: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ ≥0,2 m3/s; phát điện với công suất ≥500 KW và cho các mục đích khác với lưu lượng nước từ ≥1.000 m3/ngày đêm; với tỷ lệ 1:50.000 điều tra các đối tượng khai thác, sử dụng nước với quy mô: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ ≥0,05 m3/s; phát điện với công suất ≥50 KW và cho các mục đích khác với lưu lượng nước từ ≥500 m3/ngày đêm;

– Lập danh mục khu vực, các công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất bị ảnh hưởng bởi khô hạn, XNM đến khai thác, sử dụng nước;

– Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý dữ liệu, thông tin thu thập và kết quả điều tra, khảo sát thực địa phục vụ công tác đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước; đánh giá ảnh hưởng hạn hán, XNM đến hiện trạng khai thác, sử dụng nước trên phạm vi khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

– Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, ảnh hưởng của khô hạn và XNM đến khai thác sử dụng nước; xác định các vấn đề nổi cộm, bất cập trong hoạt động khai thác, sử dụng nước trong tình hình khô hạn và XNM, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu;

– Chuẩn bị nội dung, thông tin, số liệu và biên tập các loại bản đồ;

– Tổng hợp, xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước, những ảnh hưởng của khô hạn và XNM đến khai thác, sử dụng nước trên phạm vi toàn vùng Dự án;

– Xây dựng bộ số liệu, thông tin, danh mục công trình khai thác, sử dụng nước trên phạm vi toàn vùng Dự án;

– Khoanh vùng, phân loại và lập danh mục các khu vực cần được ưu tiên  khai thác, sử dụng nước nhằm giải quyết phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.