Ngày 21/12/2010 nhà ông Nguyên Thanh Bình có tổ chức khoan giếng khai thác nước ngầm. Tuy nhiên trong quá trình khoan xảy ra hiện tượng sụt đất kéo cả khu bếp nhà ông Bình xuống hố sâu, ngay sau đó sự việc đã được báo cáo với Sở TN&MT Thành phố Hà Nội, UBND TP Hà Nội. UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo cho Sở TN&MT được chỉ định đơn vị tư vấn có chức năng chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện công tác điều tra khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sụt lún, xây dựng phương án khắc phục các hố sụt.
Ngày 21/12/2010 nhà ông Nguyên Thanh Bình có tổ chức khoan giếng khai thác nước ngầm. Tuy nhiên trong quá trình khoan xảy ra hiện tượng sụt đất kéo cả khu bếp nhà ông Bình xuống hố sâu, ngay sau đó sự việc đã được báo cáo với Sở TN&MT Thành phố Hà Nội, UBND TP Hà Nội. UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo cho Sở TN&MT được chỉ định đơn vị tư vấn có chức năng chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện công tác điều tra khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sụt lún, xây dựng phương án khắc phục các hố sụt.
Năm 2011, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc đã được Sở TN&MT giao là đơn vị tư vấn thực hiện Dự án “Điều tra, khảo sát các định nguyên nhân sụt đất và thi công trám lấp hố sụt tại xóm 16, thôn Áng Hạ, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội”. Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, có diện tích tự nhiên là 790,34 ha trong đó 567,45 ha là đất nông nghiệp, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40km.
Sau thời gian nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân gây sụt lún đất là do sự xuất hiện của các hang ngầm karst trong khu vực, ngoài ra còn khoanh vùng được các vị trí có nguy cơ sụt lún cao. Các kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
– Đã đánh giá được đặc điểm địa chất cho vùng nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp từ tài liệu khảo sát địa chất và tài liệu thu thập.
+ Về địa chất: Đã phân chia ra các phân vị địa chất, gồm các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (aQ24, aQ23tb, aQ21-2 hh và aQ13vp), các trầm tích đá gốc hệ tầng Đồng Giao (T2ađg).
+ Về địa chất thủy văn: Đã phân chia ra các tầng chứa nước, gồm tầng chứa nước trong các trầm tích Holocen, tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen, tầng chứa nước khe nứt karst trong trầm tích T2ađg.
+ Về địa chất công trình: Các thành tạo đá gốc khu vực nghiên cứu có thành phần là đá carbonat nên thường có các hang hốc karst phát triển nên không thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Phủ trên đá gốc là các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ có thành phần cát (chiếm tỷ lệ 40-60%), sét, sạn bở rời, chiều dày từ 8 đến 40m, trong đó tại vị trí hố sụt chiều dày trầm tích từ 37 đến 40m. Đá gắn kết yếu, dẫn nước mạnh, dễ rửa lũa bởi tác động của dòng nước. Kết quả phân tích mẫu cơ lý tại vị trí hố sụt cho thấy trầm tích có độ lỗ hổng từ 37,0 đến 50%, độ bão hòa 57-58%, giới hạn chảy 22-38%, hệ số nén lún 0,011 đến 0,049cm2/KG. Đất thuộc loại á sét trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, có kết cấu kém ổn định, rời rạc, dễ sập lở.
– Xác định được chiều sâu phân bố của đá gốc tại khu vực nghiên cứu từ 37m đến 41m.
– Khoanh định được 10 vị trí có nguy cơ sụt lún cao, với diện tích khoảng 1.095,93 m2 trên bản đồ giải thửa thôn Áng Hạ, xã Lê Thanh.
– Đã xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng sụt đất và thực hiện thành công việc trám lấp hố sụt, khắc phục sự cố theo đúng sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.