TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẢO CÔ TÔ (P1)

LTS: Là huyện đảo nằm ở Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, Cô Tô có vị trí chiến lược quan trọng. Trong những năm gần đây, Nhà nước dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng huyện đảo Cô Tô, trong đó đã xây dựng nhiều hồ chứa nước cấp cho sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Từ 2011 đến 2013, theo yêu cầu của UBND Quảng Ninh, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc đã thực hiện hoàn thành dự án “ Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho quần đảo Cô Tô”, kết quả đã làm sáng tỏ các đặc điểm về tài nguyên nước làm căn cứ lập kế hoạch cung cấp nước.

Giới thiệu  

image002_copy_copyCô Tô là huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng biển Đông Bắc nước ta, cách đất liền khoảng 60 hải lý. Quần đảo bao gồm 30 hòn đảo quây quần xung quanh đảo Cô Tô Lớn. Phạm vi nghiên cứu của bài viết này là đảo Cô Tô Lớn diện tích khoảng 18 km2 có ½ địa hình  là đồi núi thấp với độ cao 80-100m, ½ là vùng đất bằng phân bố ở ven biển và xen kẽ các đồi núi thấp có độ cao 2,5-5,5m. Các bãi cát đẹp trải dài suốt bờ phía Tây Bắc và Đông Nam của đảo, nay vẫn còn nhiều nét hoang sơ.

Khái quát về các nguồn nước

Các nguồn nước trên mặt. Khả năng sinh thủy trên đảo Cô Tô khá lớn nhưng khả năng giữ nước lại rất kém do địa hình dốc, nước thoát nhanh ra biển nên trên đảo rất ít suối, lại  chỉ có nước tạm thời như  suối Hồng Vàn, suối Nam Đồng, suối Nam Hà, suối Hải Tiến… Đảo không có hồ tự nhiên mà chỉ có các hồ chứa nước nhân tạo.  

Các nguồn nước dưới đất. Đảo Cô Tô có 2 tầng chứa nước là: tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời Đệ tứ (q) và tầng chứa nước khe nứt các thành tạo cố kết ocđovic-silua (o-s).  

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích đệ tứ (q) phân bố ở ven biển và xen kẹp giữa các đồi núi thấp với diện tích khoảng  9 km2 bao gồm cát, sạn, cát pha có các nguồn gốc biển; biển gió; biển – đầm lầy… dày không quá 5 m.Tầng chứa nước q xếp vào loại nghèo nước, chất lượng nước phụ thuộc nhiều vào độ cao địa hình. Ở những nơi địa hình cao, nước nhạt, còn nơi thấp nước bị lợ và mặn do ảnh hưởng của thủy triều. Tầng chứa nước không có ý nghĩa cung cấp nước tập trung nhưng là đối tượng cấp nước quan trọng cho các hộ dân cư sống phân tán bằng cách đào giếng và khoan tay. 

Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích cố kết Ordovic Silur (o- s) phân bố lộ ra ở địa hình cao với diện tích khoảng 9 km2 kéo dài từ Tây Bắc đến Trung tâm và phía Nam đảo ở độ cao 5 – 10 m đến trên 100m.Thành phần đất đá chứa nước gồm  cát kết đa khoáng, bột kết, sét kết…có mức độ nứt nẻ khác nhau phụ thuộc vào hoạt động kiến tạo. Chiều dày đới nứt nẻ có khả năng chứa nước 50-60 m. Tầng chứa nước xếp vào loại nghèo nước. Các đới dập vỡ do hoạt động kiến tạo có thể khoan xây dựng các công trình khai thác cung cấp nước tập trung quy mô nhỏ.

Đánh giá tiềm năng các nguồn nước  

Tiềm năng nước mưa. Lượng mưa trung bình 1.738,8 mm/năm, song phân bố không đều theo thời gian trong năm: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào cuối tháng IX, các tháng còn lại là mùa khô, mưa ít. Lượng mưa của mùa mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm.  

Kết quả tính toán thống kê lượng mưa từ 1977 đến 2016, xác định được các đặc trưng như sau: Độ dài chuỗi quan trắc: 38 năm; gía trị trung bình: 1.738,8 mm/năm; hệ số phân tán: Cv = 0,26; hệ số thiên lệch: Cs = 0,56; lượng mưa năm với tần suất 75% = 1.408 , 85% = 1.285 và 95% = 1.100 mm.

image003

Tiềm năng nước suối. Trên đảo rất ít suối, độ dốc địa hình lớn nên lượng nước thoát nhanh, do đó các dòng chảy chỉ hoạt động tạm thời, tức là  chỉ có nước vào mùa mưa với lưu lượng nhỏ, do đó tài nguyên nước các suối rất nhỏ, không có ý nghĩa cho việc cung cấp nước.

image004

 

Hồ Thường Xuân

Cô Tô hôm nay nóng quá trời

Mặc dù đảo nổi giữa biển khơi

Đi một đọan đường mồ hôi thoát

Vì nước, cho nên vẫn yêu đời!

Tiềm năng nước hồ. Đảo có rất nhiều hồ, có 2 hồ nước mặn là hồ Thầu My và hồ Đồng Muối. 7 hồ được xây dựng kiên cố, trong đó có 2 hồ là C4 và Thường Xuân  có  nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho thị trấn, song cũng chỉ đạp ứng được 50% nhu cầu nước. Các hồ khác do nhân dân địa phương đắp đập chắn ngang suối trữ nước sử dụng. Nhiều hồ sau khi xây dựng, nước bị thẩm thấu, rò rỉ, tích trữ nước kém làm cho khả năng cung cấp nước không ổn định. Theo người dân địa phương thì về mùa khô, nhiều hồ bị cạn kiệt.

Tiềm năng nước dưới đất được thể hiện thông qua trữ lượng khai thác tiềm năng, trữ lượng có thể khai thác và trữ lượng khai thác.

Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất là lưu lượng ổn định có thể khai thác ở tầng chứa nước trong một thời gian nhất định mà không làm thay đổi chất lượng, không làm cạn kiệt tầng chứa nước và tác động không đáng kể đến môi trường, được xác định theo công thức sau:

CT1

Trong đó :

Qkt : Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất, m3/ng

Qtn: Trữ lượng động tự nhiên, m3/ng

Vdh: Lượng nước tĩnh đàn hồi, m3

Vtl : Lượng nước tĩnh trọng lực, m3

Qct: Trữ lượng cuốn theo, m3/ng

a : Hệ số xâm phạm vào trữ lượng tĩnh trọng lực (lấy bằng 30% đối với tầng chứa nước không áp).

t : Thời gian khai thác, ngày.

Trong điều kiện đảo Cô Tô, do không có tầng chứa nước áp lực nên không có thành phần trữ lượng tĩnh đàn hồi. Trữ lượng cuốn theo (Qct) chỉ xẩy ra trong điều kiện khai thác khi mực nước dưới đất bị hạ thấp, tuy nhiên hiện nay chưa thể đánh giá. Trữ lượng tĩnh rất nhỏ, mặt khác, Cô Tô bị bao bọc bởi biển, không nên xâm phạm vào trữ lượng tĩnh để nước mặn không lấn vào vùng chứa nước nhạt. Như vậy trữ lượng tiềm năng chỉ tính đến 1 thành phần là  trữ lượng động tự nhiên. (Còn nữa…)

(PGS.TS. Nguyễn Văn Đản)