Nghiên cứu tổng quan mức độ nghiên cứu địa vật lý vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Tổ hợp các phương pháp Địa vật lý lỗ khoan và đo sâu điện đối xứng đã được Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Nam sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ trước và từ đó đến nay được xác định là tổ hợp tối ưu và là hợp phần không thể thiếu trong hệ các phương pháp sử dụng trong các công trình nghiên cứu Địa chất thủy văn ở vùng ĐBSCL.

Mục đích chủ yếu áp dụng các phương pháp ĐVL (ĐVL) để hiệu chỉnh, phân chia, liên kết ranh giới địa tầng Địa chất/Địa chất thủy văn (ĐC / ĐCTV) và xác định vị trí ranh giới mặn các tầng chứa nước thông qua việc phân tích và giải đoán giá trị tham số G và Điện trở suất của môi trường dưới đất. Hầu hết các công trình nghiên cứu ĐC / ĐCTV do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Nam và đối tác thực hiện ở ĐBSCL đều áp dụng phương pháp Địa vật lý trong tổ hợp các phương pháp nghiên cứu ĐCTV.

Qua diễn giải quá trình ứng dụng các phương pháp ĐVL nghiên cứu ĐCTV ở vùng ĐBSCL, có thể đưa ra một số nhận định như sau:

1/ Trong giai đoạn từ 1982-2003, lần đầu tiên các phương pháp ĐVLLK và ĐSĐ đã được áp dụng trong các công trình nghiên cứu ĐCTV ở ĐBSCL; đặc biệt trong đề án NB200, tài liệu ĐVL đã được phân tích một cách hệ thống, kết hợp tài liệu của hai phương pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu là phân chia ranh giới địa tầng và xác định vị trí RM trên mặt cắt địa điện dọc theo các tuyến nghiên cứu. Các biểu đồ ĐVLLK đã được rút gọn và vẽ trên các mặt cắt địa điện, tạo tiền đề cho phương pháp phân tích so sánh và giải đoán tổng hợp tài liệu tổ hợp phương pháp ĐVL. Ở ngay trong giai đoạn này, việc sử dụng kết hợp 2 phương pháp ĐVLLK và ĐSĐ đã được xác lập là tổ hợp tối ưu nghiên cứu ĐCTV vùng ĐBSCL.

2/ Trong giai đoạn này, đã có nhiều công trình nghiên cứu NDĐ theo tờ bản đồ với quy mô nhỏ được thực hiện (thường bao gồm đơn vị hành chính cấp huyện, liên huyện hoặc tương đương); về cơ bản, các công trình này vẫn theo quy chuẩn nghiên cứu ĐCTV của Liên Xô (cũ). Mặc dù có những ưu điểm đã được minh định, nhưng đối với vùng nghiên cứu rộng lớn như ĐBSCL, chúng bộc lộ một số hạn chế rất rõ ràng. Một là vấn đề định danh tầng: trong điều kiện mật độ công trình nghiên cứu còn thưa, rủi ro thường gặp là thiếu hoặc xa cơ sở định chuẩn (tương tự mốc trắc địa chuẩn) để phân tầng ĐC nói chung và TCN nói riêng; hai là, mặc dù phân tầng khá tin cậy trong phạm vi diện tích nghiên cứu, nhưng khi kết nối liên vùng (“ghép biên”) thường gặp khó khăn do tính chất cục bộ khi phân tầng ở mỗi công trình riêng biệt, mà thường do những nhóm nghiên cứu khác nhau thực hiện; đặc biệt khi trong điều kiện chưa phổ cập cơ sở dự liệu dùng chung để có thể chia sẻ thông tin. Do vậy, công tác nghiên cứu ĐVL trong công trình cũng gặp những khó khăn tương tự

b3_1_dt2

Bản đồ vị trí các vùng nghiên cứu địa chất thủy văn  ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

3/ Về máy móc thiết bị ĐVL và trình độ thu thập số liệu ngoài trời: ở thời kỳ đầu áp dụng các phương pháp ĐVL (1983-1987), máy đo ĐVLLK được sử dụng là trạm CKB69 (do Liên xô cũ sản xuất) và máy tự ghi trên băng giấy (do Ôxtrâylia sản xuất); máy mới, nhưng do trình độ sử dụng lúc bấy giờ còn thấp và máy chưa được định chuẩn phù hợp, nên tài liệu đo ghi ở một số LK có chất lượng kém như ở các LK: 24-II-NB, 219-IV-NB,… (đề án NB200), LK: 822-TP (đề án HCM50),…Sau này, nhờ sự giúp đỡ của Chuyên gia Liên Xô (cũ), máy đã được chuẩn và xác định được hệ cực phù hợp với đối tượng nghiên cứu ở vùng ĐBSCL (hệ cực gradient ĐTS1 và hệ cực thế ĐTS2). Các máy đo phương pháp ĐSĐ như EP-1 (Liên Xô cũ), UJ-18,…(Trung Quốc) có độ phân giải không cao, nên không thích hợp với đối tượng nghiên cứu ở vùng đồng bằng có trầm tích dày và thường có ĐTS thấp do bị nhiễm mặn. Các đường cong ĐSĐ phần lớn không “trơn”, và đôi khi được giải thích sai là do ảnh hưởng phân lớp trầm tích?. Việc đo đối chứng kiểm tra sau này bằng các máy ghi số có thang đo rộng đã khẳng định những sai lầm vừa nêu. Tóm lại, tài liệu ĐVL ở thời kỳ đầu có chất lượng chưa cao, ảnh hưởng nhiều đến kết quả phân tích và giải đoán các dị thường ĐVL.

Một số nhận định quan trọng trong tình hình nghiên cứu ĐVL và các vấn đề liên quan đến đề tài:

+ Thứ nhất, các đường liền nét xuất phát từ khối đề án N-Q có mũi tên chỉ vào các khối (công trình) khác ngụ ý các công trình sau năm 2003 (năm hoàn thành đề án N-Q) đều phân chia địa tầng dựa vào kết quả phân tầng cấu trúc trầm tích N-Q. Tuy nhiên, ở chừng mực khác nhau, đã có sự thay đổi nhất định trong phân tầng ở các công trình nghiên cứu trong phạm vi nhỏ (đề án VT50, DH50,…) dựa vào những thông tin mới. Điều này có thể hợp lý nhưng tất yếu dẫn gây ra sự khó khăn khi liên kết địa tầng toàn vùng. Đây là sự thiếu nhất quán mà các nghiên cứu tổng thể cần quan tâm giải quyết.

+ Thứ hai, sơ đồ niên biểu cũng cho thấy, để có cơ sở khoa học cho nghiên cứu định hướng mục tiêu “Thành lập bản đồ phân vùng mô hình mặt cắt địa điện vùng ĐBSCL” thì nhiệm vụ đề tài cần giải quyết trước tiên là vấn đề hiệu chỉnh các sai sót (nếu có) và thống nhất phân chia tầng toàn bộ vùng nghiên cứu. Nội dung nhiệm vụ này được trình bày chi tiết ở CĐ8: “Nghiên cứu phương pháp thành lập mô hình mặt cắt ĐVLLK liên kết ranh giới địa tầng ĐC theo tài liệu carota ở vùng ĐBSCL”.

+ Thứ ba, tài liệu ĐVL ở thời kỳ đầu giai đoạn 1983-2003 còn ít, chất lượng chưa cao liên quan đến thiết bị và trình độ / kinh nghiệm người sử dụng; điều này chắc chắn ảnh hưởng tới chất lượng số liệu sử dụng khi xây dựng các tiêu chí đánh giá định lượng tham số địa điện [1]. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu ĐVL của số công trình gần đây [8], [11], [12],… cho thấy có sự khác biệt về chỉ tiêu đánh giá tham số M của NDĐ cho mỗi công trình cụ thể so với chỉ tiêu hiện hành [1]

+ Đề án BĐKH hoàn thành trước khi các dự án liên vùng KTTD và BST50 hoàn thành. Điều này đồng nghĩa với nhận định rằng kết quả đề án BĐKH có thể cần được bổ sung, thay đổi khi có những thông tin mới thu nhận từ các dự án nói trên.