Điều chỉnh mạng quan trắc động thái tài nguyên nước dưới đất do ảnh hưởng của tưới nông nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum

Khu vực nghiên cứu kéo dài từ hồ thủy lợi đập Ayun Hạ về đến đèo Tu Na, thuộc huyện Chư Sê và vùng tưới nông nghiệp các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, với diện tích khoảng 1.500 km2

Công trình hồ thủy lợi Ayun Hạ là công trình nằm trong tọa độ 12o56’59” 12o57’60” vĩ độ Bắc107o27’20” – 107o28’00” kinh độ Đông (hình 1), thuộc Xã Ayun Hạ, Huyện Phú Thiện, Tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 65 km về phía Đông Nam và cách quốc lộ 25 Gia Lai đi Phú Yên khoảng 1,0 km

b13_1

Sơ đồ vị trì hồ thủy lợi Ayun hạ

Công trình hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp với khai hoang xây dựng đồng ruộng, chính thức khởi công xây dựng năm 1990, chặn dòng sông Ayun năm 1994, sau đó vừa xây dựng vừa khai thác và hoàn thành bàn giao chính thức vào năm 2001. Đến nay công trình mở rộng phạm vi tưới đến thị xã Ayun Pa và một số xã của huyện Ia Pa.

Hồ Ayun Hạ là công trình thủy lợi khai thác tổng hợp nguồn nước lớn nhất Tây Nguyên, ngoài tác dụng cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn huyện Phú thiện, huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa (xấp xỉ 13.500 ha lúa nước 2 vụ), công trình còn cấp nước phát điện công suất 3.000 kw/h đạt sản lượng 21 triệu kw/năm và cấp nước công nghiệp (nhà máy đường Ayun Pa), nước sinh hoạt.

b13_2

Phạm vi tưới và hệ thống kênh tưới 

Qua nghiên cứu, cho thấy mô đun dòng thường có giá trị cao vào các tháng 5, 6, 7 và các tháng 11, 1, 2. Tuy nhiên, khí hậu khu vực nghiên cứu mang khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc thù của Tây Nguyên, trong một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình năm từ 900 – 1.117 mm, mưa lớn tập trung vào các tháng 8, 9, 10 những tháng mùa khô lượng mưa không đáng kể.

Điều đó cho thấy giá trị mô đun dòng ngầm cao thường không phải là cấc tháng có lượng mưa lớn (tháng 8, 9, 10) mà là lại trùng với thời gian tưới cực đại của vụ Đông Xuân (từ 15/11) và vụ Mùa (từ 5 – 10/6) của vùng nghiên cứu.

Như vậy, động thái nước dưới đất đã bị ảnh hưởng bởi nước tưới từ hệ thống thủy lợi hồ Ayun hạ.

Trong vùng Phú Thiện – Ayun Pa có 15 công trình quan trắc, bao gồm: Cụm công trình quan trắc C7 gồm 4 lỗ khoan (C7a, C7b, C7c và C7o); Sân cân bằng IV (CBIV) gồm 5 lỗ khoan, lỗ khoan trung tâm CB1-IV và 4 lỗ khoan phong bì CB6-IV, CB7-IV, CB8-IV, CB9-IV; Tuyến công trình quan trắc gồm 3 lỗ khoan LK151T, LK152T, LK153T và một trạm quan trắc nước mặt 34S; và 02 công trình lỗ khoan CR313 và điểm lộ nước dưới đất DL13.

Trên cơ sở kết quả đánh giá về sự ảnh hưởng của nước tưới nông nghiệp từ hồ thủy lợi Ayun Hạ đến tài nguyên nước dưới đất bằng tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất, có thể kiến nghị điều chỉnh mạng quan trắc nước dưới đất của vùng nghiên cứu cho phù hợp với thực tế.

A. Sự thay đổi các công trình quan trắc

Từ khi xây dựng các công trình quan trắc trong vùng Phú Thiện – Ayun đến nay đã có một số thay đổi đối với các công trình quan trắc.

  1. Sân cân bằng CBIV – Phú Thiện:

Năm 1994, sân cân bằng được xây dựng bởi lỗ khoan Trung Tâm CB1-IV và 4 lỗ khoan ở các phong bì là CB2-IV, CB3-IV, CB4-IV và CB5-IV. Tuy nhiên, sau 5 năm vận hành, do diện tích sân quá nhỏ nên tài liệu không đạt yêu cầu. Để khắc phục các tồn tại đó, đầu năm 2001 đã mở rộng diện tích sân với lỗ khoan trung tâm vẫn giữ lại và xây dựng 4 lỗ khoan ở các góc phong bì là CB6-IV, CB7-IV, CB8-V và CB9-IV và quan trắc cho đến hết năm 2013 thì dừng quan trắc sân này, chỉ tiếp tục quan trắc lỗ khoan trung tâm CB1-IV cho đến nay.

  1. Công trình quan trắc điểm lộ DL13:

Công trình quan trắc điểm lộ DL13 được tiến hành từ tháng 01 năm 1995, tuy nhiên đến tháng 9 năm 2001 điểm lộ đã bị dân phá và phải chuyển sang vị trí khác để quan trắc. Đến tháng 12 năm 2008 điểm lộ lại bị hỏng do dân đào ao nuôi cá và đã chuyển sang vị trí thứ 3, quan trắc từ tháng 01/2009 cho đến nay.

  1. Công trình quan trắc lỗ khoan CR313:

Công trình quan trắc này được tận dụng từ lỗ khoan tìm kiếm nước vùng Cheo Reo có số hiệu CR313 để quan trắc lưu lượng tự phun của lỗ khoan. Đến tháng 10 năm 2001 lỗ khoan được khoan lại và không còn phun nữa, mà chuyển sang quan trắc mực nước cho đến nay.

B. Kiến nghị điều chỉnh công trình quan trắc nước dưới đất vùng Phú Thiện – Ayun Pa

1. Đối với sân cân bằng CBIV:

Tuy sân cân bằng CBIV đã được xây dựng lại vào năm 2001, song trong quá trình vận hành, trong diện tích sân đã bị người dân địa phương đào một số ao nuôi cá và khoan các lỗ khoan khai thác nước, đã làm cho điều kiện tự nhiên bị phá hủy nhiều. Vì vậy, việc dừng quan trắc sân cân bằng CBIV là hợp lý.

2. Đối với công trình quan trắc điểm lộ DL13:

Công trình này tuy đã chuyển đến lần thứ 3, song lưu lượng điểm lộ bị ảnh hưởng nhiều bởi người dân chắn nước phía trên điểm lộ quan trắc để lấy nước vào ruộng lúa, và nước mưa chảy tràn. Vì vậy, đề nghị bỏ trạm quan trắc này. 

3. Đề nghị bổ sung một sân quan trắc nghiên cứu cân bằng trong trầm tích Đệ tứ vùng trũng Cheo Reo trong đièu kiện tự nhiên (Sân cân bằng CBIV – Phú Thiện nghiên cứu trong điều kiện ảnh hưởng nước tưới nông nghiệp).