Đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn của khu vực ảnh hưởng của xây dựng hồ, đập trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum

Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, đề tài đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của hồ thủy điện Ialy và Plei Krông đến tài nguyên nước dưới đất.

Trên cơ sở tài liệu địa chất và địa chất thủy văn có liên quan đã được nghiên cứu trước đây, chuyên đề đã đánh giá khá chi về đặc điểm địa chất (địa tầng, magma, kiến tạo) và địa chất thủy văn vùng nghiên cứu.

1) Về đặc điểm địa chất:

Địa tầng: đã phân chia như sau:

– Hệ Đệ tứ: đã phân ra 5 đơn vị địa tầng, bao gồm: Trầm tích sông (aQ11), trầm tích sông (aQ12-3), trầm tích sông (aQ13), trầm tích sông (aQ21-2) và trầm tích sông (aQ23);

Kainozoi: chia ra 2 hệ tầng gồm: Hệ tầng Sông Ba (N13sb) và hệ tầng Túc Trưng (βN2-Q1tt);

– Giới Paleozoi – Mesozoi: chia ra 2 hệ tầng, gồm: hệ tầng Chư Prông (P2-T1cp) và hệ tầng Mang Yang (T2my);

– Giới Paleozoi: có một hệ tầng là hệ tầng Đăk Long (e-Sđlg);

– Giới Proterozoi chia ra 2 hệ tầng, gồm: hệ tầng Khâm Đức (MP-NP) và hệ tầng Tắc Pỏ (PPtp).

Trong các phân vị địa chất đã nêu rõ nơi và diện tích phân bố, thành phàn thạch học, thành phần khoáng vật, bề dày và cơ sở định tuổi của chúng.

Magma xâm nhập: đã chia ra 9 phức hệ, bao gồm: Phức Hệ Vân Canh, Bến Giằng Quế Sơn, Diên Bình, Núi Ngọc, Hiệp Đức, Chu Lai, Tà Vi, Plei Weik và phức hệ Tu Mơ Rông.

Ngoài ra, đã đánh giá vị trí và hoạt động kiến tạo của vùng nghiên cứu; xác định được các hệ thống đứt gãy kiến tạo trong vùng.

b4_1

Bản đồ địa chất vùng Đăk Tô – IaLy

2) Về đặc điểm địa chất thủy văn:

Đã phân chia vùng nghiên cứu ra các tầng chứa nước lỗ hổng, khe nứt và các thành tạo địa chất không chứa nước:

– Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh);

– Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp);

– Tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pliocen – Pleistocen (B/n-qp);

– Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen (n);

– Các thành tạo địa chất rất nghèo nước và không chứa nước.

Trong đó, tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh); Tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pliocen – Pleistocen (B/n-qp) và tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen (n) là các tầng chứa nước quan trọng của vùng nghiên cứu và các công trình quan trắc chủ yếu bố trí vào các tầng chứa nước này. Trong mỗi tầng chứa nước đã đánh giá đặc điểm phân bố, thành phần thạch học, bề dày tầng chứa nước; mực nước tĩnh, đặc điểm chứa nước qua tài liệu thí nghiệm; đánh giá đặc điểm động hái của tầng chứa nước; sơ bộ đánh giá chất lượng nước,…

Kết quả của báo cáo Chuyên đề đã làm rõ đặc điểm địa chất và địa chất thủy văn vùng nghiên cứu, làm cơ sở tốt cho công tác nghiên cứu tiếp theo về sự ảnh hưởng của hồ chứa nước đến tài nguyên nước dưới đất khu vực nghiên cứu.