Khả năng đáp ứng số liệu đầu vào phục vụ đánh giá tài nguyên nước mặt bằng mô hình Swat trên các sông đặt trạm

Mô hình SWAT mô phỏng hiện tượng KTTV xảy ra trên lưu vực, việc tính toán mưa rào-dòng chảy là kết quả của một hiện tượng này. Để tính toán chính xác chuyển động của hoá chất, bùn cát hay các chất dinh dưỡng, chu trình thuỷ văn phải được mô phỏng phù hợp với những gì xảy ra trên lưu vực. Chu trình thủy văn trên lưu vực có thể chia thành hai pha:
–    Pha thứ nhất: được gọi là pha đất của chu trình thuỷ hay còn gọi là mô hình thuỷ văn. Pha đất sẽ tính toán tổng lượng nước, bùn cát, chất dinh dưỡng và hoá chất tới kênh chính của từng lưu vực.
–    Pha thứ hai: được gọi là pha nước hay pha diễn toán của chu trình thuỷ văn hay còn gọi là mô hình diễn toán. Pha nước sẽ tính toán các thành phần qua hệ thống mạng lưới sông suối tới mặt cắt cửa ra.
33ht1
Ứng dụng mô hình Swat để đánh giá tài nguyên nước cho lưu vực sông Krông nô (trạm Đức Xuyên) và  Kỳ Lộ (trạm An Thạnh). Dựa trên trình tự thực hiện đánh giá tài nguyên nước và yêu cầu số liệu đầu vào đối với mô hình Swat, rà soát số liệu hiện có để đánh giá tình hình số liệu phục vục đánh giá tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Kỳ Lộ và Krông nô.
1.    Tình hình số liệu không gian
Mô hình độ cao số (Digital Elevation Model, DEM): ESRI GRID Format hiện đã được download miễn phí từ các tổ chức nghiên cứu lớn trên thế giới như NASA, USGS. Mức độ chi tiết của DEM hiện có là 30×30.
Bản đồ sử dụng đất: được xây dựng từ năm 2002 cho toàn quốc, kết hợp với các tài liệu thu thập được từ một số địa phương thuộc khu vực Nam trung bộ và Tây nguyên.
Bản đồ đất: cũng giống như bản đồ sử dụng đất, được xây dựng từ năm 2002, và được cập nhật thêm tới thời điểm gần nhất là năm 2012.
2.    Tình hình số liệu quan trắc KTTV
Để xác định nguồn số liệu khí tượng, thủy văn và tài nguyên nước phục vụ tính toán đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Kỳ lộ và Krông nô, căn cứ vào quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 1 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025 tầm nhìn đến 2030 để xem xét đánh giá mạng lưới trạm trong vùng nghiên cứu.

33ht2
Trong phạm vi lưu vực sông Kỳ Lộ và Krông nô ngoài các trạm đo tài nguyên nước là An Thạnh và Đức Xuyên còn có các trạm khí tượng thuộc vùng nghiên cứu và lân cận vùng nghiên cứu như Kon Tum, Mdra. Pleicu. Các trạm hiện có số liệu quan trắc từ những năm 1970 đến nay có thể đáp ứng cho yêu cầu tính toán đánh giá tài nguyên nước.
33ht3
Dựa trên số liệu hiện có và yêu cầu số liệu của mô hình Swat cho thấy số liệu có thể đáp ứng được tính toán đánh giá các đặc trưng về tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Kỳ Lộ và Krông nô nhờ ứng dụng mô hình Swat. Tuy nhiên, để đánh giá tài nguyên nước một cách toàn diện thì cần thu thập thêm các dữ liệu về kinh tế xã hội. Do đó, trong nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ giới hạn việc tính toán đánh giá tài nguyên nước bằng mô hình Swat về lượng nước tiềm năng trên các lưu vực.