Cần lồng ghép quy hoạch phát triển các ngành kinh tế với quy hoạch tài nguyên nước tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Theo phương hướng phát triển chủ yếu về kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (bao gồm các tỉnh Đã Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình) tại Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì khu vực này sẽ có vai trò hạt nhân tăng trưởng, thúc đẩy phát triển của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Tài nguyên nước tại đây đang được khai thác với quy mô ngày càng lớn nhằm phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của vùng.

Theo phương hướng phát triển chủ yếu về kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (bao gồm các tỉnh Đã Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình) tại Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì khu vực này sẽ có vai trò hạt nhân tăng trưởng, thúc đẩy phát triển của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Tài nguyên nước tại đây đang được khai thác với quy mô ngày càng lớn nhằm phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của vùng.

Theo đánh giá, tài nguyên nước vùng kinh tế trọng điểm miền Trung không phong phú so với các vùng khác, bên cạnh đó, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững như thiên tai lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… thường xuyên xảy ra với mức độ nghiêm trọng bậc nhất so với cả nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong vùng còn nhiều vấn đề hạn chế. Tháng 10 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 2180/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt dự án “Quy hoạch tài nguyên nước vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” và giao cho Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của vùng, dự án đã đưa ra được phương án quy hoạch tổng thể và các quy hoạch thành phần về tài nguyên nước bao gồm các vấn đề như: chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái; phòng, chống và giảm thiểu các tác hại của nước gây ra. Theo đó, đã phân ra được 4 vùng quy hoạch như sau: lưu vực sông Hương; lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn; lưu vực sông Trà Khúc – sông Vệ; lưu vực sông Kôn – Hà Thanh. Hàng năm lượng nước cần cấp cho các ngành dùng nước đến năm 2020 là 10,6 tỷ m3, đây là một căn cứ quan trọng cho việc phân bổ tài nguyên nước một các hiệu quả, hợp lý.

bai29_1a
Thực tế cho thấy, cần gắn liền quy hoạch tài nguyên nước với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên cơ sở tiềm năng tài nguyên tự nhiên về đất đai, khí hậu, tài nguyên nước mà điều chỉnh tối ưu kế hoạch phát triển của  các ngành công nghiệp và dịch vụ như du lịch, chế biến nông sản, phát triển ngành nghề thủ công… Việc lồng ghép quy hoạch tài nguyên nước với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế sẽ góp phần khẳng định tính khả thi cho các quy hoạch, đồng thời có tác dụng gắn kết các quy hoạch phát triển các ngành kinh tế với nhau./.