Cân bằng nước ngầm trong tầng chứa nước phun trào bazan tại sân thực nghiệm cân bằng nước Chư Á.

Nhằm mục tiêu là đánh giá hiệu quả của công tác quan trắc tại sân thực nghiệm cân bằng nước Chư Á và đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung đối với công tác quan trắc tại sân thực nghiệm cân bằng nước này. Đề tài “Nghiên cứu cân bằng nước ngầm trong tầng chứa nước phun trào bazan vùng Pleiku bằng kết quả quan trắc tại sân thực nghiệm cân bằng nước Chư Á”. Đề tài đã đề ra với một số kết quả chính sau:Đề tài đã nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tính toán, đánh giá cân bằng nước ngầm dựa trên các công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết đã được công bố cũng như thực tiễn áp dụng tại các vùng khác nhau tại Việt Nam và trên thế giới, đặc biệt là việc nghiên cứu cân bằng nước ngầm bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa các phương pháp, đồng thời đưa ra các phương pháp tính toán cụ thể khác nhau các thành phần của cân bằng nước
ngầm. Làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp tính toán và đánh giá cân bằng phù hợp đối với vùng nghiên cứu Chư Á.

24ht

Đề tài tiến hành nghiên cứu các yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến cân bằng nước ngầm đối với tầng chứa nước phun trào bazan vùng Pleiku; Phân tích, chỉnh lý tài liệu quan trắc tại sân thực nghiệm cân bằng nước Chư Á và thu thập các tài liệu liên quan để tiến hành tính toán cân bằng nước ngầm đối với khu vực này; Luận chứng việc sử dụng tài liệu tại quan trắc để tính toán các yếu tố hình thành cân bằng nước ngầm đối với các khu vực khác nhau của tầng chứa nước phun trào bazan vùng Pleiku; Đánh giá hiệu quả của công tác quan trắc tại sân thực nghiệm cân bằng nước Chư Á và đề xuất các giải pháp điều chỉnh, bổ sung đối với công tác quan trắc.
Kết quả nghiên cứu làm rõ đặc điểm của các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến cân bằng nước ngầm khu vực Pleiku nói chung và Chư Á nói riêng, gồm: đặc điểm khí hậu, đặc điểm địa hình – địa mạo và lớp phủ thực vật, đặc điểm địa chất – địa chất thủy văn, đặc điểm thủy văn và một số hoạt động nhân tạo của khu vực. Kết quả này cho phép đánh giá tính hợp lý của vị trí nghiên cứu hay nói cách khác là cơ sở cho việc luận chứng khả năng áp dụng kết quả đo đạc tại Chư Á đối với các vùng khác nhau của bồn bazan Pleiku.
Đã tiến hành đánh giá đặc điểm và tính toán các thành phần của cân bằng nước ngầm vùng nghiên cứu Chư Á dựa trên kết quả quan trắc tại sân thực nghiệm cân bằng nước Chư Á và một số tài liệu bổ sung theo các phương pháp khác nhau. Kết quả tính toán các thành phần riêng biệt này đã được sử dụng làm
đầu vào cho mô hình cân bằng nước ngầm khu vực Chư Á với kết quả tính toán của mô hình cho giá trị phù hợp với giá trị thực tế quan trắc tại các lỗ khoan
thuộc sân cân bằng, điều này chứng tỏ tính đúng đắn của kết quả của một số dạng công tác quan trắc tại sân cân bằng này, cụ thể là việc đo đạc mực nước tại các lỗ khoan phục vụ tính toán đại lượng ngấm và bốc hơi thực tế của nước ngầm (tại các chiều sâu thực tế). Kết quả của việc tính toán đánh giá cân bằng
nước ngầm vùng Chư Á đã xây dựng được cơ sở dữ liệu các yếu tố quan trắc và các yếu tố tính toán các thành phần tham gia vào cân bằng nước khu vực dựa trên kết quả quan trắc; đồng thời đã xây dựng được mô hình dòng ngầm khu vực Chư Á, đây là  một công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá cân bằng nước ngầm khu vực.
Căn cứ trên kết quả sử dụng dữ liệu quan trắc và một số dữ liệu khảo sát, thu thập bổ sung vào việc tính toán cân bằng nước ngầm, đã tiến hành đánh giá
hiệu quả/tính hợp lý của công tác quan trắc tại sân thực nghiệm cân bằng Chư Á, cũng như rút ra những tồn tại đối với công tác quan trắc tại đây, gồm: bất hợp lý của các thông số quan trắc lizimet và khí tượng, bất hợp lý về phương pháp vận hành, đo đạc và chiều sâu nghiên cứu tại các hầm lizimet, và tần xuất đo đạc chưa đảm bảo đối” với công tác đo mực nước tại các lỗ khoan trong sân cân bằng (khi đo thủ công); từ đó đã đề xuất các giải pháp điều chỉnh, bổ sung, như: dừng quan trắc các thông số thấm tại các hầm lizimet và thông số đo các yếu tố khí tượng; và tăng dầy tần xuất đối với công tác quan trắc mực nước tại các lỗ khoan thuộc sân cân bằng lên 2 lần/ngày.