Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nghiêm trọng

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm phần đất thuộc 13 tỉnh thành phố gồm: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. ĐBSCL là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu ( BĐKH) gây ra.

Hiện tượng sụt giảm tầng nước ngầm cũng rất đáng lưu ý, nhiều nơi nước ngầm sụt giảm 3-5 mét hoặc hơn nữa so với nhiều năm trước. Sự khai thác ồ ạt qua các giếng khoan tư nhân, sự thiếu kiểm soát và chưa có biện pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất hữu hiệu hiện nay làm nguồn nước ngầm đang có dấu hiệu xấu đi. Một số nước giếng có sự hiện diện của thạch tín (asenic), nhất là các giếng nước khoan ở các tỉnh như An Giang và Đồng Tháp. Các giếng nước ở vùng ven biển, nhất là các giếng nông, ngoài có sự hiện diện khá cao của ion sắt còn có dấu hiệu nhiễm mặn từ nước biển. Sự sụt giảm nguồn nước mặt còn là nguyên nhân chính khiến phèn tiềm tàng trong đất trở thành phèn hoạt động khiến chất lượng nước và chất lượng đất nhiều nơi trở nên xấu đi.. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh dẫn đến tình trạng khai thác nước ngầm diễn ra ồ ạt, thiếu kiểm soát. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến cho quá trình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước ngầm suy thoái nghiêm trọng…BĐKH làm thay đổi lượng bốc hơi, nhiệt độ và lượng mưa. Sự thay đổi lượng bốc hơi, nhiệt độ và lượng mưa sẽ làm thay đổi lượng bổ cập cho các tầng chứa nước, và làm thay đổi mực nước trong các tầng chứa nước, bên cạnh đó khai thác nước dưới đất cho các mục đích sử dụng khác nhau cũng tác động tới mực nước dưới đất.Như vậy sự thay đổi mực nước dưới đất phụ thuộc vào hiện trạng khai thác nước dưới đất và biến đổi khí hậu. 

Các tác động mà biến đổi khí hậu tác động lên Tài nguyên nước dưới đất ĐBSCL nghiệm trọng phải kể đến:

Sự thay đổi cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất 

Do tác động của BĐKH, cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất của tầng chứa nước qp3 năm 2100 so với năm 2010 có sự suy giảm khá rõ. Vào thời điểm năm 2010, cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất thấp nhất năm trong khoảng -15 đến -20m, phân bố ở địa bàn hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, đến năm 2100, đã hình thành ra các hình phễu hạ thấp mực nước dưới đất với cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất thấp nhất từ -25 đến -30m, và phân bố không chỉ ở hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu mà còn lan rộng ra các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ.  

+ Với tầng chứa nước qp3:giảm lần lượt là 8,148m, 8,446 và 10,281m; và tốc độ giảm lần lượt là 0,091, 0,094 và 0,114m/năm ứng với các kịch bản B1, B2 và A2.

+ Với tầng chứa nước qp2-3: bị giảm từ 14,510m đến 17,419 m và tốc độ giảm lớn nhất từ 0,161 đến 0,194m/năm, tăng dần từ kịch bản B1 đến kịch bản A2.

+ Với tầng chứa nước qp1: bị giảm so từ 4,767m đến 5,469m; tốc độ giảm lớn nhất với kịch bản B1, là 0,055, với kịch bản B2 là 0,053 và với kịch bản A2 là 0,061 m/năm.

+ Với tầng chứa nước n22 : bị giảm so từ 37,274m đến 44,509m; tốc độ giảm lớn nhất từ 0,414 đến 0,495m/năm, tăng dần từ kịch bản B1 đến kịch bản A2.

+ Với tầng chứa nước n21: bị giảm từ 1,464 m đến 1,605m và tốc độ giảm lớn nhất từ 0,016 đến 0,018m/năm, giảm dần từ kịch bản B1 đến kịch bản A2.

+ Với tầng chứa nước n13: bị giảm từ 20,530m đến 22,354m m, tốc độ giảm lớn nhất từ 0,228 đến 0,248m/năm, tăng dần từ kịch bản B1 đến kịch bản A2

+ Tốc độ giảm cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất do các hoạt động khai thác gây ra lớn hơn do tác động của biến đổi khí hậu lần lượt là 5, 9, 20, 4, 89 và 10 lần ứng với các tầng chứa nước qp3, qp2-3, qp1, n22, n21 và n13 . Như vậy, mặc dù biến đổi khí hậu có làm giảm cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất, nhưng các hoạt động khai thác mới là tác nhân chính làm suy giảm nhanh cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất.

Thay đổi diện tích các vùng có trị số hạ thấp lớn hơn 3m

Đến cuối năm 2100, diện tích vùng có trị số hạ thấp mực nước lớn hơn 3m của các tầng chứa nước qh, qp3, qp2-3, qp1, n22, n21 và n13 lần lượt tăng là :

+ 3468; 16133; 20885; 7810; 24417; 11766; và 23910 km2 cho kịch bản B1

+ 3480, 16334; 20963; 7407; 24562; 11338 và 24484 km2 cho kịch bản B2

+ 2855; 17666; 22382; 8640; 26434; 11211; và 26058 km2 cho kịch bản A2

Thay đổi lượng tích trữ và tổng lượng tích trữ nước dưới đất

Đến cuối năm 2100 tổng lượng tích trữ nước dưới đất toàn đồng bằng và của các tầng chứa nước qp3, qp2-3, qp1, n22, n21 và n13 đều bị giảm và tốc độ giảm ứng với các kịch bản B1, B2 và A2

+ của toàn đồng bằng lần lượt là 5,35; 6,21 và 7,02 triệu m3/năm

+ của tầng chứa nước qp3 lần lượt là 1,4; 1,48 và 1,91 triệu m3/năm.

+ của tầng chứa nước qp2-3 lần lượt là 7,86; 8,32 và 10,68 triệu m3/năm.

+ của tầng chứa nước qp1 lần lượt là 0,14; 0,13 và 0,15 triệu m3/năm.

+ của tầng chứa nước n22 ̀n lượt là 5,79; 6,12 và 7,29 triệu m3/năm.

+ của tầng chứa nước n21 lần lượt là 0,18 triệu m3/năm.

+ của tầng chứa nước n13 ̀n lượt là. 0,66; 0,67 và 0,79 triệu m3/năm.

Thay đổi diện tích vùng chứa nước dưới đất mặn

Đến cuối năm 2100 diện tích chứa nước dưới đất mặn của các tầng chứa nước qp3, qp2-3, qp1, n22, n21 và n13 đều tăng và tốc độ tăng ứng với các kịch bản B1, B2 và A2

+ của tầng chứa nước qp3 lần lượt là 8,37; 8,57; và 28,2 km2/năm.

+ của tầng chứa nước qp2-3 lần lượt là 59,88; 60,08 và 79,71 km2/năm.

+ của tầng chứa nước qp1 lần lượt là 44,82; 45,02 và 64,64 km2/năm.

+ của tầng chứa nước n22 lần lượt là 16,35; 16,36 và 35,43 km2/năm

+ của tầng chứa nước n21 lần lượt là 18,83; 18,83 và 35,07 km2/năm.

+ của tầng chứa nước n13 lần lượt là 29,31; 29,31 và 38,10 km2/năm

Nước ngầm không chỉ là tài nguyên vô tận, đặc biệt đối với những tỉnh giáp biển, nước ngầm còn là hệ thống điều phối để nước biển không xâm nhập mặn vào đất liền. Để giảm thiểu tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, cần đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng luân phiên nguồn nước. Cơ sở để đảm bảo cho việc sử dụng luân phiên nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất là dựa vào các hồ chứa nước mặt, nơi tập trung nước từ các sông suối, để sau đó, nước sẽ được chuyển với trữ lượng tối đa vào các kho chứa dưới đất.