Áp dụng và cải tiến các chuẩn Metadata đã nghiên cứu để xây dựng khung Metadata dạng XML cho từng dự án

Việc nhận thức được tầm quan trọng của địa lý và những vấn đề liên quan đến không gian nên ngày càng có nhiều các cá nhân và tổ chức ngoài ngành khoa học địa lý và công nghệ thông tin bắt đầu đi vào sản xuất, nâng cao và chỉnh sửa dữ liệu địa lý số. Do số lượng ngày càng lớn và phức tạp của các tệp dữ liệu địa lý nên phương pháp cung cấp sự hiểu biết về tất cả các khía cạnh của dữ liệu này dần trở thành cấp thiết.

Ngày nay bằng cách phân tích máy tính và hiển thị đồ họa, dữ liệu địa lý số được sử dụng để tạo mô hình và mô tả thế giới thực. Tuy nhiên dữ liệu không gian địa lý cũng chỉ là có khả năng thể hiện được một cách tương đối, vì hiếm khi nào chúng ta có được dữ liệu hoàn hảo, đầy đủ và chính xác. Vì để đảm bảo các dữ liệu không bị lạm dụng, các nhà sản xuất (hoặc các nhà lập trình) luôn đặt ra các quy định và hạn chế tối đa nhằm giảm những tác động trực tiếp của người dùng vào dữ liệu, và bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào dữ liệu đều được ghi chép lại đầy đủ. Việc tạo ra siêu dữ liệu (metadata) cho phép nhà sản xuất mô tả một tệp dữ liệu đầy đủ giúp người dùng có thể hiểu được các quy định, hạn chế và đánh giá khả năng ứng dụng của tệp dữ liệu để từ đó phục vụ cho mục đích sử dụng của họ mà không cần phải can thiệp quá sâu vào đó.

Thông thường, dữ liệu địa lý được sử dụng chủ yếu bởi những người ngoài ngành, cho nên cần phải có bộ tài liệu thích hợp để cung cấp cho những người không biết rõ về dữ liệu địa lý có sự hiểu biết đầy đủ hơn và cho phép họ sử dụng đúng cách dữ liệu này. Do các dữ liệu địa lý ngày càng nhiều và phức tạp nên việc xây dựng tài liệu thích hợp sẽ cung cấp chi tiết cho họ những kiến ​​thức về dữ liệu và cho phép họ quản lý tốt hơn trong việc sản xuất, lưu trữ, cập nhật, và tái sử dụng dữ liệu.

SP1

Để giúp người sử dụng hiểu rõ nguyên tắc cơ bản và các yêu cầu chung về chuẩn thông tin địa lý, các nhà phân tích, phát triển hệ thống thông tin, và cộng đồng người sử dụng đã xây dựng nên bộ tiêu chuẩn quốc tế về thông tin dữ liệu địa lý(ISO 19115). Cụ thể các tiêu chuẩn quốc tế này sẽ cung cấp những thông tin thích hợp để mô tả đúng dữ liệu địa lý của họ; tạo thuận lợi cho việc tổ chức và quản lý siêu dữ liệu của dữ liệu địa lý; cho phép người dùng biết đặc điểm cơ bản của dữ liệu địa lý và ứng dụng nó một cách hiệu quả nhất; tạo điều kiện cho việc phát hiện, phục hồi và tái sử dụng dữ liệu. Người sử dụng có thể xác định vị trí, truy cập, đánh giá, mua và sử dụng dữ liệu địa lý có hiệu quả hơn; cho phép người dùng xác định tổ chức nắm giữ dữ liệu mà họ sẽ sử dụng.

Tiêu chuẩn quốc tế này mô tả các thông tin địa lý  và dịch vụ ở mức sử dụng chung nhất. Nó cung cấp thông tin về việc nhận dạng, quy mô, chất lượng, các lược đồ không gian và thời gian, tham chiếu không gian và phân phối dữ liệu địa lý số. Nguyên tắc của nó có thể được mở rộng với nhiều hình thức dữ liệu địa lý khác như bản đồ, biểu đồ và các tài liệu văn bản cũng như các dữ liệu phi địa lý.

SP2

Việc áp dụng và cải tiến các chuẩn Metadata đã nghiên cứu để xây dựng khung Metadata dạng XML cho từng dự án đã và đang hỗ trợ trực tiếp trong công tác quản lý nhà nước thông qua hệ thống thông tin trực tuyến được xây dựng nhằm cung cấp thông tin cơ bản các dự án lĩnh vực tài nguyên nước đến từng người sử dùng.