Đánh giá tác động của biển đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp ứng phó

bdkh_10-2016Khoảng 4,5 triệu người phụ thuộc vào nước dưới đất cho ăn uống ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù nước dưới đất đóng một vai trò quan trọng, có rất ít nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu với tài nguyên nước dưới đất so với các nghiên cứu về tài nguyên nước mặt. Điều này càng đúng với trường hợp của Đồng bằng sông Cửu Long.

Các tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam là rất nghiêm trọng, là một thách thức đối với việc xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu của thiên niên kỷ và phát triển đất nước bền vững. Các ngành và các vùng dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu là tài nguyên nước, nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe công đồng và các vùng đồng bằng ven biển.

Vì vậy cần thiết phải đánh giá và hiểu biết tính thay đổi của khí hậu lâu dài để quy hoạch và quản lý tốt hơn tài nguyên nước dưới đất trong tương lai, có tính đến các áp lực gia tăng tới tài nguyên nước dưới đất từ các hoạt động khai thác.

Dự án “Đánh giá tác động của biển đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp ứng phó” được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013 với mục tiêu chính là đánh giá các tác động của khai thác và biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước dưới đất và đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Để thực hiện mục tiêu trên, cần triển khai một loạt các mô hình cân bằng nước và mô hình nước dưới đất. Trước hết, các kịch bản biến đổi khí hậu tương lai được tạo ra bằng Simclim2013. Các kết quả mô phỏng của SimClim2013 được trình bày dưới dạng các bản đồ phân bố theo không gian của nhiệt độ, lượng mưa, bốc hơi và nước biển dâng tới năm 2100.

Tiếp theo, các yếu tố khí hậu hiện tại và tương lai từ các mô phỏng nêu trên cùng với các bản đồ đầu vào (bản đồ sử dụng đất, địa hình, cấu tạo đất, độ dốc, mực nước dưới đất tầng trên cùng, và tốc độ gió) được sử dụng trong một mô hình thủy văn gọi là Wetspass để tính toán lượng bổ cập cho nước dưới đất hiện tại và trong tương lai. Cuối cùng, một mô hình dòng chảy nước dưới đất sau khi được xây dựng và hiệu chỉnh (bằng phần mềm GMS – Groundwater Modelling System) được sử dụng để đánh giá các tác động của khai thác tới tài nguyên nước dưới đất. Các mô hình dự báo sau khi hiệu chỉnh được sử dụng để mô phỏng các tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước dưới đất dưới các kịch bản khác nhau.

Biến đổi khí hậu làm suy giảm cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất: Với tầng chứa nước qp3 tốc độ giảm lần lượt là 0,091, 0,094 và 0,114m/năm ứng với các kịch bản B1, B2 và A2; Với tầng chứa nước qp2-3: tốc độ giảm từ 0,161 đến 0,194m/năm; Với tầng chứa nước qp1 tốc độ giảm từ 0,055 đến 0,061 m/năm; Với tầng chứa nước n22: tốc độ giảm từ 0,414 đến 0,495m/năm; Với tầng chứa nước n21: tốc độ từ 0,016 đến 0,018m/năm; và với tầng chứa nước n13: tốc độ giảm từ 0,228 đến 0,248m/năm, tăng dần từ kịch bản B1 đến kịch bản A2. Biến đổi khí hậu cũng làm giảm lượng tích trữ nước dưới đấthàng năm.  Đến cuối năm 2100 tổng lượng tích trữ nước dưới đất toàn đồng bằng  bị giảm lần lượt là 5,35; 6,21 và 7,02 triệu m3/năm ứng với các kịch bản B1, B2 và A2. Biến đổi khí hậu còn làm tăng diện tích chứa nước dưới đất mặn: Đến cuối năm 2100 diện tích chứa nước dưới đất mặn với tốc độ tăng lần lượt là 8,37; 8,57; và 28,2 km2/năm (tầng chứa nước qp3); 59,88; 60,08 và 79,71 km2/năm (tầng chứa nước qp2-3). 44,82; 45,02 và 64,64 km2/năm (tầng chứa nước qp1); 16,35; 16,36 và 35,43 km2/năm (tầng chứa nước n22); 18,83; 18,83 và 35,07 km2/năm (tầng chứa nước n21); và 29,31; 29,31 và 38,10 km2/năm (tầng chứa nước n13) ứng với các kịch bản B1, B2 và A2 (Hình 3)

Kết quả điều tra của dự án đã chỉ ra ở đồng bằng sông Cửu Long có 8 tầng chứa nước là Holocene (qh), Pleistocene trên (qp3), Pleistocene giữa-trên (qp2-3), Pleistocene dưới (qp1), Pliocene giữa (n22), Pliocene dưới (n21), Miocene trên (n13) và Miocene giữa trên (n12-3). Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất nhạt vùng đồng bằng sông Cửu Long là 22.513.989m3/ngày. Tổng số lỗ khoan khai thác là hơn 550.000 lỗ khoan, trong đó 932 lỗ khoan khai thác có lưu lượng lớn hơn 200 m3/ngày.

Biến đổi khí hậu làm suy giảm cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất: Với tầng chứa nước qp3 tốc độ giảm lần lượt là 0,091, 0,094 và 0,114m/năm ứng với các kịch bản B1, B2 và A2; Với tầng chứa nước qp2-3: tốc độ giảm từ 0,161 đến 0,194m/năm; Với tầng chứa nước qp1 tốc độ giảm từ 0,055 đến 0,061 m/năm; Với tầng chứa nước n22: tốc độ giảm từ 0,414 đến 0,495m/năm; Với tầng chứa nước n21: tốc độ từ 0,016 đến 0,018m/năm; và với tầng chứa nước n13: tốc độ giảm từ 0,228 đến 0,248m/năm, tăng dần từ kịch bản B1 đến kịch bản A2. Biến đổi khí hậu cũng làm giảm lượng tích trữ nước dưới đấthàng năm.  Đến cuối năm 2100 tổng lượng tích trữ nước dưới đất toàn đồng bằng bị giảm lần lượt là 5,35; 6,21 và 7,02 triệu m3/năm ứng với các kịch bản B1, B2 và A2. Biến đổi khí hậu còn làm tăng diện tích chứa nước dưới đất mặn.

Dự án đã cũng đề xuất sáu nhóm giải pháp và danh mục 10 dự án cần thực hiện để ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước dưới đất.

(VPTT)